Máy rửa bát có cần cấp nước nóng không?
Máy rửa bát có cần cấp nước nóng không là câu hỏi của nhiều người khi lắp đặt máy. Bài viết dưới đây Junger sẽ giúp bạn tìm câu trả lời và đưa ra một số lưu ý khi lắp đặt đường nước để giúp máy hoạt động hiệu quả. Cùng tìm hiểu ngay nhé!
Cơ chế hoạt động của máy rửa bát
Máy rửa bát hoạt động theo cơ chế kết hợp chất tẩy rửa và nước nóng để làm sạch và khử khuẩn bát đĩa. Chu trình rửa của máy thông qua các bước:
1. Chuẩn bị
- Người dùng cần mở cửa máy và xếp bát đĩa vào các giá đựng.
- Lưu ý xếp bát đĩa đúng cách để đảm bảo nước phun được đều khắp và không làm hỏng bát đĩa.
- Cần cho các chất tẩy rửa chuyên dụng vào ngăn chứa chất tẩy rửa.
- Đóng cửa máy.
- Chọn chương trình rửa phù hợp
2. Rửa tráng
- Sau khi chọn chương trình rửa và nhấn nút bắt đầu máy sẽ hoạt động
- Máy sẽ bơm nước vào khoang rửa để làm mềm các vết bẩn bám trên bát đĩa.
- Nước được phun từ các vòi phun dưới đáy và tay phun (tùy model) đều vào bát đĩa
- Chu trình này thường diễn ra trong khoảng 1 - 2 phút.
3. Rửa chính
Đây là bước quan trọng nhất trong quá trình rửa bát của máy sau khi kết thúc quá trình xả nước làm mềm vết bẩn.
- Nước được làm nóng đến nhiệt độ cao và được phun mạnh từ các vòi phun ở cả hai tay phun trên và dưới.
- Chất tẩy rửa hòa tan với nước nóng để tạo thành dung dịch làm sạch.
- Nước phun với áp lực cao giúp đánh bật các vết bẩn cứng đầu bám trên bát đĩa.
- Quá trình rửa chính có thể kéo dài từ 30 - 60 phút, tùy thuộc vào chế độ rửa bạn chọn.
4. Xả nước bẩn
- Sau khi chu trình rửa chính kết thúc, nước bẩn sẽ được xả ra khỏi khoang rửa qua đường thoát nước.
- Nước bẩn sẽ đi qua bộ lọc trước khi được xả ra ngoài
- Quá trình này thường diễn ra trong khoảng 2 - 3 phút.
5. Tráng nước sạch
- Nước sạch sẽ được bơm vào khoang rửa để tráng sạch các cặn bẩn còn sót lại trên bát đĩa.
- Nước được phun từ các vòi phun trên và dưới làm sạch bát đĩa hoàn toàn
- Quá trình xả nước sạch thường diễn ra trong khoảng 1 - 2 phút.
6. Sấy khô
Một số dòng máy rửa bát có chức năng tiệt trùng sấy khô công nghệ cao. Tùy từng model sẽ có cơ chế sấy khác nhau, cơ bản nhất là quạt gió sẽ được kích hoạt để thổi khí nóng vào khoang rửa.
- Khí nóng giúp làm khô bát đĩa nhanh chóng.
- Quá trình sấy khô có thể kéo dài từ 15 - 30 phút, tùy thuộc vào chế độ sấy bạn chọn.
7. Hoàn tất
- Sau khi hoàn tất chu trình rửa, máy sẽ phát ra tiếng bíp thông báo.
- Bạn có thể mở cửa máy và lấy bát đĩa ra.
- Nên đợi cho đến khi bát đĩa nguội bớt trước khi cất vào tủ.
8. Khác
- Chu trình hoạt động của máy rửa bát có thể thay đổi tùy theo từng model máy hoặc từng chế độ rửa khác nhau
- Nước trong máy rửa chén được sử dụng nhiều lần trong một chu trình, nước sẽ đi qua giỏ lọc trước khi được sử dụng lại
- Tham khảo hướng dẫn sử dụng từ nhà sản xuất để biết chi tiết về các chu trình rửa và cách sử dụng máy đúng cách.
Máy rửa bát có cần cấp nước nóng không
Nước rửa bát trong máy cần làm nóng bởi các nguyên nhân sau:
- Giúp làm tan chảy chất béo bám trên chén bát, giúp cho việc rửa sạch dễ dàng hơn.
- Giúp loại bỏ vi khuẩn và mầm bệnh trên chén bát.
- Giúp chén bát khô nhanh hơn sau khi rửa.
Ví dụ với dòng sản phẩm máy rửa bát Junger cao cấp, chương trình Rửa khử khuẩn sử dụng nước nóng cao tận 75℃ nhằm tiêu diệt 99.99% vi khuẩn trong bát chén đĩa.
Lưu ý rằng nhiệt độ nước quá cao có thể làm hỏng chén bát, đặc biệt là những chén bát bằng nhựa hoặc thủy tinh mỏng. Vì thế nhiệt độ nước nóng trong máy rửa chén thường ở một mức vừa phải và phù hợp.
Hầu hết các máy rửa bát hiện nay đều được thiết kế để hoạt động với nguồn nước lạnh thông thường. Máy rửa bát không cần thiết phải cấp nước nóng, vì máy có bộ phận gia nhiệt bên trong để làm nóng nước theo yêu cầu của từng chương trình rửa. Việc cấp nước nóng cho máy rửa bát có thể mang lại một số lợi ích, nhưng cũng có một số nhược điểm cần cân nhắc.
Có nên kết nối máy rửa bát trực tiếp với nguồn cấp nước nóng không?
Cụ thể về vấn đề có nên cấp nước nóng cho máy rửa chén có chi tiết trong nội dung này!
1. Ưu điểm
a. Tiết kiệm điện
Thông thường, máy rửa chén cần một lượng điện năng tương đối lớn để làm nóng nguồn nước trước quá trình rửa. Vì vậy, với gia đình sử dụng hệ thống nước nóng năng lượng mặt trời, máy sẽ không cần trải qua quá trình tăng nhiệt độ của nước nữa. Từ đó tiết kiệm được lượng điện năng tiêu thụ.
b. Rửa nhanh hơn
Khi nguồn nước được cung cấp có nhiệt độ thích hợp với nhiệt độ yêu cầu của chương trình rửa, các bộ phận gia nhiệt được cấp nhiệt nhanh chóng hơn, từ đó rút ngắn thời gian làm sạch.
2. Nhược điểm
a. Khó làm mềm nước
Khi nước nóng được kết nối trực tiếp với máy, nước đầu vào sẽ khó được làm mềm bằng muối đúng như quy định. Từ đó gây nguy cơ đóng cặn trắng, bẩn trên các bộ phận của máy và trên bát đĩa sau khi rửa xong.
b. Giảm hiệu quả của chất tẩy rửa
Các chất tẩy rửa cho máy rửa bát khi tiếp xúc với nguồn nước nóng tức thì sẽ bị giảm hiệu quả làm sạch, do vậy bát đĩa không được làm sạch như mong muốn.
c. Hư hỏng máy
Nhiệt độ nước đầu vào quá cao có thể làm hỏng các bộ phận bên trong máy như bộ phận cảm biến nhiệt, van nước, khiến máy không hoạt động được.
3. Kết luận
Nhìn chung, việc kết nối máy rửa bát với nguồn nước nóng có thể mang lại một số lợi ích nhưng cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ hơn. Hầu hết các loại máy rửa bát đều có thể hoạt động tốt với nguồn nước lạnh, vì vậy không cần thiết kết nối máy với nguồn nước nóng.
Tuy nhiên, nếu bạn vẫn muốn kết nối với nguồn nước nóng thì có thể tham khảo một số lưu ý dưới đây của chúng tôi.
Lưu ý khi muốn kết nối máy rửa bát với nguồn nước nóng
1. Kiểm tra nhiệt độ nước
Một số nhà sản xuất khuyến cáo không được sử dụng nước nóng hơn 60 độ C cho máy rửa bát, tránh tình trạng làm hỏng các bộ phận trong máy. Do vậy nếu nhiệt độ nguồn nước của cấp vào không được cao hơn 60 độ. Tuy nhiên một số dòng sản phẩm hiện đại như máy rửa bát Junger thì dùng thì không nên nối trực tiếp mà cần lắp đặt bộ điều chỉnh nhiệt để giảm nhiệt độ nước xuống mức phù hợp.
Bạn cũng cần tham khảo thêm hướng dẫn sử dụng của máy để biết mức nhiệt độ được khuyến cáo phù hợp.
2. Sử dụng ống nước chịu nhiệt
Bạn nên sử dụng ống nước có chất lượng tốt và có khả năng chịu được nhiệt độ cao để đảm bảo an toàn trong quá trình sử dụng. Tránh rò rỉ, vỡ ống nước nóng gây nguy hiểm.
3. Sử dụng van an toàn
Cần lắp đặt van an toàn tránh rò rỉ nước nóng gây mất an toàn và khiến máy không hoạt động. Nên kiểm tra thường xuyên để đảm bảo van vẫn hoạt động bình thường, không có sự cố.
4. Sử dụng chất tẩy rửa phù hợp
Bạn nên lựa chọn những sản phẩm tẩy rửa chuyên dụng cho máy rửa bát có khả năng hoạt động tốt với nhiệt độ cao. Ngoài ra, nên tránh sử dụng các chất tẩy rửa có tính axit cao, dễ ăn mòn và làm hỏng các bộ phận của máy.
Đọc thêm: Nước rửa chén cho máy rửa bát dùng loại nào?
5. Vệ sinh máy thường xuyên
Sử dụng nước nóng làm tăng nguy cơ đóng cặn bẩn trong máy, do vậy bạn cần vệ sinh thường xuyên để đảm bảo hoạt động và tăng tuổi thọ máy.
Xem thêm: Các bước Vệ sinh máy rửa bát
Giải đáp các câu hỏi thường gặp - FAQ
1. Sử dụng nước nóng có giúp làm sạch tốt hơn không?
Sử dụng nước nóng có thể giúp máy rửa bát làm sạch tốt hơn trong một số trường hợp: giúp làm sạch một số vết bẩn cứng đầu, diệt khuẩn và loại bỏ dầu mỡ. Tuy nhiên, sử dụng nước nóng làm giảm hiệu quả chất tẩy rửa, hình thành cặn vôi hay có thể làm hỏng chén đĩa bằng nhựa hay thủy tinh mỏng.
2. Máy rửa bát mất bao lâu để làm nóng nước?
Thời gian máy rửa bát cần để làm nóng nước tùy thuộc vào nhiều yếu tố như nhiệt độ nước đầu vào, lượng nước cần làm nóng, công suất bộ gia nhiệt và chế độ rửa.
Trung bình máy sẽ cần khoảng 1 phút để làm nóng nước thêm 1 độ C. Tùy từng dòng máy, thông thường trong một chu kỳ rửa, nước trong máy rửa chén được làm nóng hai lần: Một lần từ 50-60 độ C ở lần rửa chính và 60-70 độ C ở lần rửa cuối. Vậy tổng thời gian làm nóng cho một chu kỳ rửa giao động từ 15-45 phút.
3. Máy rửa bát làm nóng nước đến bao nhiêu độ?
Các mức nhiệt của nước tùy thuộc vào chương trình rửa, và có sự khác biệt tùy theo từng dòng máy rửa bát khác nhau. Dưới đây là một số mức nhiệt độ của các chương trình rửa trên máy rửa bát Junger:
- Chương trình rửa thông thường: Từ 50°C ~ 65°C - phù hợp để làm sạch bát đĩa hàng ngày, không quá bẩn.
- Chương trình rửa tiết kiệm: Từ 45°C ~ 55°C - tiết kiệm năng lượng nhưng vẫn đảm bảo bát đĩa sạch sẽ.
- Chương trình rửa chuyên sâu: Từ 65°C ~ 75°C - cho những bát đĩa, xoong nồi rất bẩn, cần làm sạch kỹ lưỡng.
- Chương trình rửa nhanh: Từ 40°C ~ 50°C - bát đĩa ít bẩn, cần rửa nhanh.
- Chương trình rửa khử khuẩn: Có thể lên đến 75°C hoặc cao hơn, kết hợp với công nghệ tia UV để diệt khuẩn hiệu quả.
4. Tại sao nước trong máy rửa bát không nóng?
Nước trong máy rửa bát không nóng có thể là do bộ phận làm nóng bị hỏng, cảm biến nhiệt bị lỗi hoặc bộ điều chỉnh nhiệt bị hỏng. Các bộ phận này bị lỗi khiến máy không nhận biết được nhiệt độ của nước, và không làm nóng nước được. Khi gặp tình trạng này, bạn nên liên hệ với thợ sửa chữa để kiểm tra và thay thế khi cần thiết nhé.
Trên đây là câu trả lời cho câu hỏi máy rửa bát có cần cấp nước nóng không, và giải đáp những thắc mắc xoay quanh vấn đề này. Hy vọng bài viết hữu ích với bạn đọc, theo dõi Junger để có những thông tin hữu ích hơn nhé:
Xem thêm: