7 Bước vệ sinh máy rửa bát - Hướng dẫn chi tiết
Không vệ sinh máy rửa bát thường xuyên có thể khiến bát đũa còn cặn bẩn, thậm chí có mùi hôi tanh sau khi rửa. Dưới đây là hướng dẫn vệ sinh máy rửa bát chi tiết chúng tôi xin chia sẻ đến bạn đọc.
Tại sao nên vệ sinh máy rửa bát thường xuyên
Máy rửa bát là trợ thủ đắc lực trong căn bếp của các bà nội trợ, không thể phủ nhận tác dụng làm sạch và tiết kiệm thời gian của máy. Tuy nhiên, theo thời gian dài sử dụng, máy sẽ gặp nhiều vấn đề nếu không vệ sinh, bảo dưỡng, bảo trì máy thường xuyên.
Dưới đây là các lý do nên vệ sinh máy rửa bát thường xuyên.
- Gúp loại bỏ cặn bẩn, thức ăn thừa và dầu mỡ bám dính trên các bộ phận của máy, giúp máy hoạt động hiệu quả hơn.
- Giúp ngăn ngừa rỉ sét, ăn mòn các bộ phận của máy, nâng cao hiệu suất và tuổi thọ của máy
- Giúp loại bỏ mùi hôi của máy do cặn bẩn, thức ăn thừa, có thể ảnh hưởng tới hiệu quả rửa bát
- Ngăn ngừa vi khuẩn nấm mốc sinh sôi, ảnh hưởng tới chất lượng chén bát đã rửa, đảm bảo vệ sinh an toàn cho gia đình
Do vậy, vệ sinh máy rửa bát thường xuyên hàng tháng là điều vô cùng cần thiết để đảm bảo sức khỏe cho gia đình bạn.
7 bước vệ sinh máy rửa bát chi tiết
Để vệ sinh máy hiệu quả nhất, hãy chuẩn bị các dụng cụ và hóa chất như sau:
Dụng cụ:
- Khăn mềm
- Bàn chải cọ rửa lông mềm
- Găng tay cao su
Hóa chất:
- Giấm trắng: dùng để khử mùi hôi và diệt khuẩn trong máy rửa bát.
- Baking soda: dùng để khử mùi hôi và làm sạch cặn bẩn trong máy rửa bát.
- Chất tẩy rửa máy rửa bát chuyên dụng
- Nước ấm: vệ sinh máy và pha loãng các dung dịch khác
Lưu ý khi không sử dụng chất tẩy rửa mạnh, bàn chải lông cứng và các vật sắc nhọn có thể làm hao món máy, hỏng sơn. Ngoài ra cũng nên hạn chế dùng chất tẩy rửa dạng xịt, tránh việc dính vào các bộ phận điện, gây hư hỏng và nguy hiểm khi sử dụng.
Máy rửa bát có gồm có nhiều bộ phận khác nhau, hãy vệ sinh từ ngoài vào trong nhé nhé.
1. Vệ sinh đường ống
Đường ống vào nước và xả nước sau thời gian sử dụng máy có thể bị bám cặn bẩn ảnh hưởng tới hiệu quả hoạt đông của máy rửa bát:
- Cặn bẩn, thức ăn thừa và dầu mỡ có thể bám dính trong đường ống nước vào và khu xả nước, gây tắc nghẽn
- Vi khuẩn và nấm mốc có thể phát triển trong đường ống nước bẩn, gây ra mùi hôi và ảnh hưởng đến vệ sinh
Có thể nhận ra tình trạng tắc ống thông qua các tình trạng như:
- Nước xả chảy chậm hoặc không chảy
- Máy rửa bát phát ra tiếng ồn lớn khi hoạt động.
- Có mùi hôi khó chịu từ khoang máy
- Chén bát không được rửa sạch sau khi rửa.
Vệ sinh đường ống nước thường xuyên giúp máy rửa bát hoạt động hiệu quả hơn, tiết kiệm nước và năng lượng, góp phần bảo vệ môi trường. Trước khi vệ sinh nên tháo nguồn của máy rửa bát, các bước tiến hành như sau:
Đối với ống cấp nước:
- Mở van khóa đường ống nước
- Tháo rời bộ ống cấp và lọc nước.
- Dùng bàn chải mềm để chà rửa bộ lọc nước và ống nước, loại bỏ cặn bẩn bám dính.
- Lắp bộ ống lọc nước cấp vào vị trí ban đầu.
- Mở nguồn nước cấp cho máy rửa bát.
Đối với ống xả nước:
- Tháo rời ống xả nước.
- Dùng dây thông cống để thông tắc ống xả nước.
- Dùng bàn chải mềm để chà rửa ống xả nước, loại bỏ cặn bẩn bám dính.
- Lắp ống xả nước vào vị trí ban đầu.
Sau khi vệ sinh toàn bộ máy có thể chạy chương trình rửa máy rửa chén rỗng với giấm trắng hoặc baking soda để khử mùi cho ống cấp nước.
2. Vệ sinh thân máy
- Thấm nước ấm và khăn mềm và tiến hành lau sạch bên ngoài máy rửa bát, bao gồm mặt trước, mặt bên và mặt trên.
- Chú ý vệ sinh các góc, viền máy hoặc khe cạnh dễ bị gỉ sét
- Sau đó lau khô máy bằng khăn mềm là được.
Nếu có cặn bẩn bám chắc hãy hòa giấm hoặc baking soda vào nước, dùng bàn chải thấm dung dịch rồi cọ nhẹ nhàng. Sau khi cọ xong dùng khăn khô mềm lau lại khô ráo.
3. Vệ sinh gioăng cửa
Gioăng cửa giúp đóng kín cửa khoang máy rửa bát, đảm bảo máy hoàn toàn kín khi hoạt động, không bị rò nước Do đó đây cũng là phần cần vệ sinh của máy.
- Dùng khăn mềm ẩm lau sạch gioăng cửa.
- Bạn cũng có thể pha loãng giấm trắng với nước và dùng dung dịch này để lau gioăng cửa.
Lưu ý rằng các khe của gioăng rất dễ dàng kẹt cặn bẩn, thức ăn thừa trong đó. Nên lưu ý lau chùi sạch sẽ phần này.
4. Vệ sinh khoang máy
Khoang máy rửa bát là nơi chứa chén bát và diễn ra các chu trình rửa cúa máy. Khoang máy rất dễ động cặn bẩn hoặc có mảng bám khi hoạt động lâu ngày nên cần được vệ sinh. Khi vệ sinh bộ phận này, hãy đọc hướng dẫn sử dụng để tháo các linh kiện có trong khoang máy ra, bao gồm tay phun, bộ lọc, giá đựng bát để vệ sinh riêng.
- Dùng khăn mềm ẩm hoặc thấm dung dịch giấm trắng với nước để lau khoang máy. Giấm trắng có thể giúp loại bỏ mùi hôi trong khoang máy hiệu quả.
- Đối với giá đựng bát lau tương tự.
5. Vệ sinh bộ lọc
Bộ lọc là bộ phận quan trọng giúp lọc cặn bẩn, thức ăn thừa có trong nước rửa. Bộ lọc thông thường gồm 3 bộ phận:
- Tấm lọc chính
- Giỏ lọc tinh,
- Tấm lọc thô
Đây là vị trị cần vệ sinh định kỳ để đảm bảo hiệu suất rửa tối đa. Hầu hết các dòng máy hiện đại hiện nay đều có thể tháo rời bộ lọc.
Khi vệ sinh, hãy vặn ngược bộ lọc, nhấc ra và lật úp chúng lại để thức ăn rơi ra ngoài, rửa qua dưới nước, dùng bàn chải để chà rửa sau đó xả lại dưới vòi nước mạnh. Tiếp đó là pha loãng giấm và nước ấm để chà rửa với các vết bẩn bám dính chặt đồng thời khử mùi và diệt khuẩn có trên bộ lọc. Nên chú ý cọ rửa phần giỏ lọc tinh vì đây là phần khó sạch nhất, cũng là phần quan trọng giúp lọc nước rửa sạch sẽ.
Không nên gõ mạnh bộ lọc khi chà rửa, vì dễ gây móp méo, gây hỏng dụng cụ. Sau khi vệ sinh, lắp các bộ phận lại vào nhau, đặt lại vị trí cũ và ấn mạnh để bộ lọc dính chặt vào thân máy.
6. Vệ sinh tay phun
Cánh tay phun nước là bộ phận phun nước lên chén bát trong quá trình rửa. Do đó cần vệ sinh thường xuyên để đảm bảo lực nước phun đều và mạnh. Tháo cánh phun nước thoe trình tự có trong hướng dẫn sử dụng của máy.
Sau khi tháo tay phun, dùng dung dịch giấm pha loãng hoặc các chất tẩy rửa chuyên dụng để cọ rửa tay phụ. Sau đó dùng bàn chải chà nhẹ các lỗ phun để đánh bay cặn bám dính. Với những lỗ phun bị tắc có thể dùng tăm để làm thông, sau đó vệ sinh lại với nước sạch.
Tay phun là bộ phận quan trọng cần được làm sạch thường xuyên, tránh để nước cứng tích tụ cặn bẩn gây tắc nghẽn, làm giảm hiệu suất của máy.
7. Khử mùi cho máy
Giấm pha loãng hoặc baking soda là phương pháp khử mùi hôi tanh hiệu quả đồng thời diệt khuẩn tốt. Các bước tiến hành như sau:
- Nếu dùng baking soda thì cho dung dịch vào bạt và đặt trong khoang máy rửa bát.
- Nếu dùng giấm trắng thì đổ dung dịch vào ngăn chứa chất tẩy rửa của máy
- Sau đó chạy chương trình rửa mà không sử dụng chất tẩy rửa khác
Đây là bước cuối cùng trong quá trình vệ sinh máy rửa bát.
Làm gì để máy rửa bát luôn sạch sẽ?
Việc sử dụng máy đúng cách cũng giúp bạn tiết kiệm công sức đáng kể khi vệ sinh, đồng thời tăng hiệu quả làm sạch cho máy rửa bát.
Trước khi rửa:
- Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng
- Đổ bỏ thức ăn thừa trước khi cho vào máy giúp hạn chế cặn bẩn thức ăn thừa
- Xếm bát đũa đúng cách, hướng nghiêng về hướng vòi phun, có khoảng cách, không chồng chéo lên nhau
- Sử dụng đúng loại hóa chất, chất lượng cao bao gồm muối rửa bát, chất làm bóng và chất tẩy rửa
- Kiểm tra khoang muối, khoang chất tẩy rửa, đảm bảo đúng và đủ hóa chất
- Chọn chương trình rửa phù hợp với độ bẩn và số lượng chén đũa
- Đảm bảo đóng kín máy
Chạy chương trình rửa:
- Không kết thúc sớm chương trình rửa
- Không mở máy khi đang chạy
- Không thêm bát đũa khi máy đang hoạt động
Sau khi rửa:
- Có thể mở cửa máy và đợi cho hơi nóng thoát ra rồi mới lấy bát đũa ra
- Vệ sinh máy định kỳ
- Lau khô bên ngoài máy rửa bát sau mỗi lần sử dụng để ngăn ngừa nấm mốc và vi khuẩn phát triển.
Việc vệ sinh máy rửa bát tương đối đơn giản và không tốn quá nhiều thời gian. Trên đây là thông tin hướng dẫn chi tiết mà chuyên gia Junger chia sẻ. Tham khảo thêm các thông tin khác mà chung tôi chia sẻ: