Máy rửa bát có tốn điện không? Dùng như nào tiết kiệm
Máy rửa bát có tốn điện không là thắc mắc của rất nhiều người khi sử dụng thiết bị hiện đại này. Dòng sản phẩm máy rửa chén hiện nay đang được rất nhiều gia đình sử dụng bởi không chỉ giúp tiết kiệm thời gian và công sức mà còn có khả năng làm sạch, sấy khô và diệt khuẩn cho bát đũa.
Công suất của máy rửa chén là bao nhiêu, có tốn nhiều điện không và sử dụng như thế nào để tiết kiệm điện hiệu quả! Hãy cùng Junger tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé.
Nguyên lý hoạt động của máy rửa bát
Máy rửa bát hoạt động dựa trên nguyên lý sử dụng sức phun của nước ở áp lực cao để làm sạch bát đũa. Hệ thống vòi phun sẽ phun tia nước và chất tẩy rửa với áp lực cao, làm sạch mọi ngóc ngách của chén đĩa.
Dưới đây là các bước hoạt động cơ bản của nguyên lý máy rửa chén:
- Người dùng xếp chén bát, xoong nồi, ly tách và các vật dụng nhà bếp khác vào giỏ chứa.
- Người dùng chọn chương trình rửa phù hợp với độ bẩn của chén bát.
- Máy rửa bát lấy nước từ nguồn nước cấp và làm nóng nước.
- Hệ thống tay phun xoay linh hoạt với lực phun mạnh mẽ sẽ di chuyển và loại bỏ hoàn toàn cặn bẩn bám trên chén đĩa.
- Vào thời điểm thích hợp, hộp đựng chất tẩy rửa sẽ tự động mở ra hòa với nước rửa
- Chất tẩy rửa chuyên dụng được hòa tan kết hợp nước nóng tăng hiệu quả làm sạch và diệt khuẩn.
- Hệ thống lọc giữ lại thức ăn thừa và cặn bẩn trong quá trình rửa.
- Sau khi được phun rửa bằng nước áp lực cao, chén đĩa sẽ được tráng lại bằng nước nóng để loại bỏ hoàn toàn cặn bẩn và chất tẩy rửa.
- Nước trong máy được xả ra ngoài theo đường ống xả
- Cuối cùng, tùy từng model, máy sẽ tạo luồng khí nóng để làm khô chén đĩa hoàn toàn, tránh tình trạng ẩm ướt gây vi khuẩn sinh sôi.
Công suất phổ biến của máy rửa bát
Máy rửa bát hiện nay được trang bị đa dạng các mức công suất khác nhau, dao động khoảng từ 750W – 2500W. Công suất của máy rửa bát là một yếu tố quan trọng cần quan tâm khi chọn mua máy rửa chén bởi nó ảnh hưởng đến hiệu quả làm sạch, lượng điện năng tiêu thụ và tốc độ rửa chén.
Công suất máy cũng dao động theo từng loại máy:
- Máy rửa bát để bàn/mini: công suất từ 700W - 1200W, số bộ chén bát từ 6 - 8 bộ.
- Máy rửa bát độc lập: công suất từ 1200W - 2000W, số bộ chén bát từ 12 - 15 bộ.
- Máy rửa bát âm tủ: công suất từ 1800W - 2400W, số bộ chén bát từ 12 - 15 bộ.
Để tính tổng công suất chính xác của máy rửa chén, bạn cần dựa vào công suất hoạt động của các bộ phận thành phần hoạt động bằng điện năng, bao gồm:
- Hệ thống bơm thủy lực: Công suất từ 150W – 500W, có nhiệm vụ bơm nước vào khoang rửa và tạo áp lực để phun nước.
- Thanh gia nhiệt: Công suất từ 1000W – 2000W, giúp đun nóng nước để làm sạch chén dĩa hiệu quả hơn.
- Bảng điều khiển: Công suất rất nhỏ, chỉ khoảng 1W đến 2W, có nhiệm vụ điều khiển hoạt động của máy rửa chén.
Ngoài ra, một số máy rửa chén còn có thêm các bộ phận khác như quạt sấy, hệ thống khử mùi, v.v. cũng tiêu thụ lượng điện năng nhất định. Do đó, để tính toán chính xác công suất tổng của máy, bạn cần cộng dồn công suất của tất cả các bộ phận này.
Máy rửa bát có tốn điện không - Các yếu tố ảnh hưởng
Để biết máy rửa bát có tốn điện hay không, ta cần tính điện năng tiêu thụ của máy bằng cách áp dụng công thức sau:
Điện năng tiêu thụ (kWh) = Công suất (kW) x Thời gian sử dụng (h)
Ví dụ: Máy rửa bát có công suất 1800W = 1,8kW, chu trình rửa tiêu chuẩn diễn ra trong 3 tiếng nhưng thực chất máy sẽ hoạt động với nhiều công đoạn khác nhau với công suất khác biệt. Do đó, lượng điện tiêu thụ chỉ mang tính tương đối.
Áp dụng công thức: Điện năng tiêu thụ (kWh) = 1,8kW x 3 x 30 ngày = 162kWh ~ 162 số điện
=> Tiền điện 1 tháng: 162kWh x 2,167 VNĐ (đơn giá 1 số điện sinh hoạt) = 351,045 VNĐ
Lượng nước tiêu thụ: 10 lít x 30 ngày = 300 lít = 0,3m³
=> Tiền nước 1 tháng: 0,3m³ x 6,700 (đơn giá 1m³ nước) = 2,010 VNĐ
Việc quyết định máy rửa chén có tốn điện hay không còn phụ thuộc vào các yếu tố sau đây.
1. Dung tích máy
Dung tích máy rửa bát là yếu tố ảnh hưởng đến lượng điện năng tiêu thụ. Máy có dung tích lớn hơn sẽ tiêu tốn nhiều điện năng hơn để làm nóng nước và rửa nhiều chén bát hơn. Vậy nên, hãy lựa chọn cho mình một máy rửa chén có dung tích phù hợp với nhu cầu sử dụng của gia đình.
- Máy rửa bát để bàn/mini: công suất từ 700W - 1200W, số bộ chén bát từ 6 - 8 bộ.
- Máy rửa bát độc lập: công suất từ 1200W - 2000W, số bộ chén bát từ 12 - 15 bộ.
- Máy rửa bát âm tủ: công suất từ 1800W - 2400W, số bộ chén bát từ 12 - 15 bộ.
2. Chế độ rửa
Thông thường, máy rửa bát có nhiều chế độ rửa tùy theo nhu cầu như: chế độ rửa thông thường, chế độ rửa nhanh, chế độ tiết kiệm, chế độ rửa sạch sâu, chế độ khử khuẩn,... Tùy theo nhu cầu của người dùng, máy rửa bát có đa dạng các chế độ để lựa chọn.
Tuy nhiên, các chế độ rửa sạch sâu, rửa nhanh hay chế độ khử khuẩn thường tiêu tốn nhiều điện năng hơn chế độ thông thường. Chính vì vậy, để tiết kiệm điện bạn nên chọn chế độ rửa phù hợp nhé!
Các chế độ rửa giúp tối ưu hóa quá trình rửa bát:
- Rửa hàng ngày
- Rửa chuyên sâu
- Rửa tiết kiệm
- Rửa nhanh
- Rửa tự động
- Rửa nửa tải
- ...
Các tính năng:
- Sấy khô
- Diệt khuẩn
- Khử mùi
3. Nhiệt độ nước
Máy rửa bát sử dụng nước nóng để rửa sẽ tiêu tốn nhiều điện năng hơn khi sử dụng nước lạnh. Nhiệt độ nước càng cao thì yêu cầu máy cần sử dụng năng lượng nhiều hơn để làm nóng nước. Hãy điều chỉnh nhiệt độ nước phù hợp để tiết kiệm điện nhé!
4. Chất lượng và hiệu quả sử dụng điện năng của máy
Máy rửa bát được trang bị công nghệ tiên tiến sẽ giúp giảm tiêu thụ điện so với các dòng máy cũ, máy kém chất lượng. Vậy nên, hãy chọn mua máy rửa bát trang bị công nghệ Inverter để tiết kiệm điện năng cho gia đình. Như vậy, máy rửa bát có tốn điện không còn tùy thuộc vào nhu cầu sử dụng của mỗi gia đình cũng như các tiện ích đi kèm của máy.
Bạn nên chọn các dòng máy có dung tích phù hợp, tìm hiểu chương trình rửa, nhiệt độ nước phù hợp với mức độ bẩn của bát đũa. Các dòng máy đời mới thường được trang bị các công nghệ giúp tiết kiệm điện năng hơn các dòng máy đời cũ hơn hoặc dòng máy kém chất lượng.
Cách sử dụng máy rửa chén tiết kiệm điện
Một vài mẹo giúp bạn sử dụng máy rửa chén tiết kiệm điện:
- Sắp xếp chén bát hợp lý, không xếp chồng lên nhau để đảm bảo hiệu quả rửa.
- Chọn chương trình rửa và mức độ, nhiệt độ nước phù hợp với độ bám bẩn trên bát đĩa.
- Hạn chế sử dụng chức năng sấy khô.
- Chọn máy được trang bị công nghệ tiết kiệm điện năng: Công nghệ Inverter, cảm biến Eco,...
- Kiểm tra mức độ tiết kiệm năng lượng trên thông tin của máy. Các chỉ số A, A+, A++, tương ứng A là thấp nhất, A++ là tiết kiệm điện năng nhất.
Việc sử dụng máy đúng cách cũng giúp bạn tiết kiệm công sức đáng kể khi vệ sinh, đồng thời tăng hiệu quả làm sạch cho máy rửa bát.
Trước khi rửa:
- Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng
- Đổ bỏ thức ăn thừa trước khi cho vào máy giúp hạn chế cặn bẩn thức ăn thừa
- Xếm bát đũa đúng cách, hướng nghiêng về hướng vòi phun, có khoảng cách, không chồng chéo lên nhau
- Sử dụng đúng loại hóa chất, chất lượng cao bao gồm muối rửa bát, chất làm bóng và chất tẩy rửa
- Kiểm tra khoang muối, khoang chất tẩy rửa, đảm bảo đúng và đủ hóa chất
- Chọn chương trình rửa phù hợp với độ bẩn và số lượng chén đũa
- Đảm bảo đóng kín máy
Chạy chương trình rửa:
- Không kết thúc sớm chương trình rửa
- Không mở máy khi đang chạy
- Không thêm bát đũa khi máy đang hoạt động
Sau khi rửa:
- Có thể mở cửa máy và đợi cho hơi nóng thoát ra rồi mới lấy bát đũa ra
- Vệ sinh máy định kỳ
- Lau khô bên ngoài máy rửa bát sau mỗi lần sử dụng để ngăn ngừa nấm mốc và vi khuẩn phát triển.
Như vậy, Junger đã giải đáp chi tiết cho bạn về: “Máy rửa bát có tốn điện không” và cách sử dụng máy tiết kiệm. Với những thông tin trên, hy vọng bạn sẽ tìm ra phương pháp sử dụng máy rửa chén hiệu quả, tiết kiệm. Mọi thắc mắc, cần tư vấn, hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được hỗ trợ nhanh nhất nhé!
Đọc thêm các chia sẻ khác của chúng tôi: