Máy rửa bát bị cặn trắng - Nguyên nhân và cách xử lý
Trong quá trình sử dụng, đôi khi bạn sẽ gặp tình trạng máy rửa bát bị cặn trắng bám vào bát đĩa hoặc thành máy rửa sau khi rửa. Vậy nguyên nhân tình trạng này là gì, cách khắc phục ra sao và cần lưu ý gì khi sử dụng máy để loại bỏ cặn trắng? Hãy cùng Junger tham khảo bài viết dưới đây nhé
Máy rửa bát bị cặn trắng tại sao?
Cặn trắng xuất hiện trên bát đĩa sau khi rửa bằng máy thường là do sự kết tủa của các muối canxi và magie có trong nước cứng. Nước cứng chứa nhiều ion canxi (Ca2+) và magie (Mg2+), khi nước được đun nóng trong máy rửa bát, một phần nước sẽ bay hơi. Các ion canxi và magie kết hợp với các ion cacbonat (CO32-) hoặc sunfat (SO42-) có trong nước tạo thành các hợp chất không tan. Phương trình hóa học biểu diễn quá trình này:
Ca2+ + CO32- → CaCO3 (cặn vôi)
Mg2+ + CO32- → MgCO3 (cặn vôi)
Ca2+ + SO42- → CaSO4 (thạch cao)
CaCO3 và MgCO3 là những hợp chất không tan trong nước, chúng sẽ bám vào bề mặt bát đĩa, ống dẫn nước và các bộ phận khác của máy rửa bát, tạo thành lớp cặn trắng.
Cùng Junger tìm hiểu lý do vì sao có cặn trắng trọng máy rửa bát và cách xử lý đơn giản nhé!
1. Nước cứng
Nước cứng chứa nhiều canxi và magie, khi gặp nhiệt độ cao trong máy rửa bát sẽ tạo thành cặn bẩn màu trắng và bám trên bát đĩa và các bộ phận của máy.
Giải pháp:
Sử dụng muối máy rửa bát, muối này có công dụng làm mềm nước được khuyến khích sử dụng cho máy rửa bát. Muối rửa bát giúp làm mềm nước từ đó giúp:
- Rửa sạch bát đĩa hơn
- Ngăn ngừa cặn trắng
- Bảo vệ máy rửa bát
Ngoài ra có thể lắp đặt bộ lọc nước đầu vào của máy giúp loại bỏ tạp chất trong nước, nhờ vậy không chỉ giúp hạn chế cặn trắng mà còn bảo vệ sức khỏe cho gia đình bạn.
2. Dùng chất tẩy rửa sai cách
Nguyên nhân:
- Sử dụng quá nhiều chất tẩy rửa có thể không được hòa tan hoàn toàn, sau đó đọng lại trên bát đĩa dạng cặn bẩn.
- Sử dụng loại chất tẩy rửa không phù hợp với độ cứng của nước cũng có thể dẫn đến hình thành cặn trắng.
Giải pháp:
- Sử dụng lượng chất tẩy rửa vừa đủ theo hướng dẫn của nhà sản xuất, hoặc dùng viên tẩy rửa cho mỗi lần sử dụng sẽ giúp bạn dễ định lượng hơn.
- Thử nghiệm nhiều loại chất tẩy rửa, sau đó xác định loại nào phù hợp với tình trạng nước của gia đình bạn nhất.
Xem thêm: Nước rửa chén cho máy rửa bát dùng loại nào?
3. Nhiệt độ nước
Nguyên nhân:
- Nước không đủ nóng, nhiệt độ quá thấp trong quá trình rửa cũng khiến chất tẩy rửa chưa được hòa tan đúng cách, làm bát đĩa bị đóng cặn.
Giải pháp:
- Chọn chương trình rửa với nhiệt độ nước cao hơn, nhiệt độ thích hợp từ 50-70 độ C.
- Bạn cần kiểm tra bộ phận làm nóng của máy xem có hư hỏng hay không, và thay thế khi cần thiết.
4. Thức ăn thừa
Nguyên nhân:
- Thức ăn thừa bám dính trên bát đĩa nếu không được loại bỏ trước khi cho vào máy cũng có thể gây đóng cặn trắng sau khi rửa.
Giải pháp:
- Bạn nên gạt bỏ hoàn toàn cặn thức ăn trước khi cho vào máy rửa bát, có thể thực hiện tráng sơ để hạn chế kẹt lại thức ăn, dầu mỡ.
5. Tay phun nước bị tắc nghẽn
Nguyên nhân:
- Tay phun là bộ phận quan trọng giúp xả nước đều quanh khoang rửa. Khi tay phun bị kẹt, tắc, sẽ khiến chất tẩy rửa không được hòa tan hoàn toàn và làm giảm hiệu quả làm sạch.
Giải pháp:
Bạn nên thực hiện vệ sinh máy rửa bát định kỳ như sau:
- Thực hiện tháo tay phun ra khỏi giá đỡ theo đúng chiều, tham khảo hướng dẫn sử dụng để thực hiện đúng cách.
- Ngâm tay phun cùng nước xà phòng pha loãng trong vòng 15-20 phút.
- Sử dụng bàn chải chà nhẹ các lỗ phun để đánh bay cặn bẩn và thức ăn thừa.
- Rửa sạch lại tay phun dưới vòi nước chảy và lắp đặt lại theo đúng vị trí ban đầu.
Tham khảo chi tiết quy trình vệ sinh máy rửa bát: https://junger.vn/ve-sinh-may-rua-bat
Lưu ý khi sử dụng máy rửa chén bát hạn chế cặn trắng
- Loại bỏ thức ăn thừa, gạt bỏ cẩn thận thức ăn thừa trước khi cho vào máy sẽ giúp máy hoạt động tốt hơn, làm sạch bát đũa và hạn chế tình trạng tắc nghẽn.
- Xếp lượng bát đũa vừa phải so với dung tích của máy. Không xếp bát đũa chồng lên nhau hoặc quá sát để nước tiếp xúc được tất cả các bề mặt.
- Muối máy rửa bát làm mềm giúp ngăn chặn cặn vôi bám lại trên các bộ phận của máy, nhờ vậy tăng hiệu quả làm sạch.
- Tuyệt đối không dùng nước rửa chén thông thường cho máy rửa bát. Nên lựa chọn chất tẩy rửa chuyên dụng phù hợp với máy và độ cứng nước của gia đình bạn.
- Sau mỗi lần rửa hãy kiểm tra xem bát đĩa có bị bám cặn trắng không để điều chỉnh lượng chất tẩy rửa và muối làm mềm cho phù hợp.
- Chương trình rửa với nhiệt độ cao sẽ giúp loại bỏ cặn bẩn tốt hơn, bạn cũng nên lựa chọn chương trình phù hợp với tình trạng bát đũa mỗi lần rửa.
- Bộ lọc và tay phun là những bộ phận rất dễ bị tích tụ cặn bẩn, thức ăn thừa. Do vậy cần tháo lắp và vệ sinh hai bộ phận này thường xuyên để tăng hiệu quả làm sạch của máy và hạn chế cặn trắng.
- Khoang chứa muối và khoang chứa chất tẩy rửa cũng dễ bị bám cặn theo thời gian. Vì vậy nên vệ sinh chúng định kỳ, ít nhất mỗi tháng một lần.
- Nên chạy chương trình rửa trống máy với nước nóng và chất tẩy rửa định kỳ, giúp làm sạch tay phun, bộ lọc và khoang chứa máy và loại bỏ cặn bẩn, vi khuẩn tích tụ.
Trên đây là tổng hợp những nguyên nhân và cách xử lý tình trạng máy rửa bát bị cặn trắng. Nếu đã thử các cách trên mà tình trạng này vẫn không cải thiện, bạn nên liên hệ các trung tâm bảo hành hoặc sửa chữa để được tư vấn và kiểm tra thiết bị. Đừng quên theo dõi Junger để có thêm nhiều kiến thức hay nhé.
Xem thêm: