• Máy rửa bátBếp điện từ đôi CEJ-202Nồi
  • BếpLò vi sóngHồng ngoạiMáy hút mùi

Máy rửa bát bị đọng nước, tắc nước, tràn nước phải làm sao?

Thứ hai, 26/08/2024 15:36 (GMT+07)

Máy rửa bát bị đọng nước, tắc, tràn nước là tình trạng thường gặp khiến bát đũa không được rửa sạch, lâu dài có thể gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Cùng Junger tìm hiểu nguyên nhân của tình trạng này và đi tìm cách khắc phục dưới đây.

Máy rửa bát bị đọng nước, tắc nước, tràn nước phải làm sao?

Máy rửa bát bị đọng nước - Nguyên nhân và cách xử lý

Máy rửa bát bị đọng nước là tình trạng nước còn sót lại bên trong khoang chứa sau khi hoàn tất chu trình rửa, khiến bát đĩa không được sấy khô hoàn toàn. Dấu hiệu của hiện tượng này là nước có thể đọng thành vũng nhỏ tại khoang chứa, hoặc bám dính trên chén dĩa và thành máy. Đôi khi sẽ xuất hiện mùi hôi khó chịu bên trong máy rửa.

Máy rửa bát bị đọng nước có ảnh hưởng gì không?

Máy rửa bát bị đọng nước có ảnh hưởng gì không? Tình trạng này không chỉ khiến chén bát không được làm sạch, tình trạng máy đọng nước lâu ngày không được xử lý còn có thể gây nhiều ảnh hưởng xấu:

  • Chén đĩa không được sấy khô hoàn toàn, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển.
  • Nước đọng khiến cho vi khuẩn sinh sôi và phát triển, từ đó dễ gây ra mùi hôi khó chịu trong máy.
  • Nước đọng dễ gây gỉ sét bộ phận kim loại, ảnh hưởng đến hoạt động của máy, làm giảm tuổi thọ của thiết bị.
  • Nước đọng là môi trường lý tưởng cho nấm mốc phát triển, gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe người dùng.

Dưới đây là những nguyên nhân chính và cách khắc phục tình trạng này.

1. Sắp xếp chén dĩa sai cách

Nguyên nhân Chén đĩa xếp chồng lên nhau, che chắn vòi phun nước hoặc cánh quạt sấy khiến nước bị đọng lại ở các vùng lấp.

Giải pháp:

Bạn cần sắp xếp chén dĩa hợp lý khi cho vào máy theo một số cách sau:

  • Đặt các vật dụng nhỏ, ly tách vào giỏ trên, các vật dụng nặng hơn vào giỏ dưới.
  • Xếp các vật dụng cồng kềnh như nồi, chảo ở vị trí sát thành máy để tránh cản trở vòi phun nước và cánh quạt sấy.
  • Đặt nghiêng chén dĩa xuống để vòi phun có thể tiếp xúc trực tiếp với tất cả bề mặt.
  • Không xếp chồng chén dĩa lên nhau tránh cản trở dòng nước lưu thông gây đọng nước.
  • Không xếp quá nhiều chén dĩa vào máy, nên tuân thủ theo hướng dẫn sử dụng của máy để xếp số lượng phù hợp mà máy có thể chứa được.

Video hướng dẫn xếp bát đũa

2. Không sử dụng nước bóng rửa chén

Nước bóng có tác dụng làm nước dễ dàng lan tỏa và bay hơi hơn. Do đó nước sẽ khó bay hơi và dễ đọng lại trên bề mặt chén dĩa khi không sử dụng nước bóng.

Giải pháp:

  • Sử dụng nước bóng rửa chén chuyên dụng cho máy rửa bát, bạn lựa chọn thương hiệu uy tín có bán tại các cửa hàng tạp hóa hay siêu thị.
  • Sử dụng lượng nước bóng rửa chén phù hợp theo hướng dẫn sử dụng của máy.

3. Tắc nghẽn bộ lọc

Khi sử dụng lâu ngày không vệ sinh, thức ăn thừa và dầu mỡ có thể bám dính lại trên bộ lọc, khiến nước không thể thoát ra ngoài hoàn toàn. Từ đó máy bị đọng nước và gây ra mùi hôi khó chịu.

Giải pháp:

Bạn nên thường xuyên vệ sinh bộ lọc với tần suất 1 lần/tuần theo các bước sau:

  • Tháo bộ lọc ra khỏi máy rửa bát, đổ bỏ cặn bẩn thức ăn.
  • Rửa sạch bộ lọc bằng nước ấm và xà phòng rửa chén.
  • Với những vết bẩn bị bám dính chặt, dùng bàn chải mềm để loại bỏ.
  • Lắp đặt bộ lọc trở lại máy rửa bát và chạy thử.

Bộ lọc bị tắc nghẽn khiến máy rửa bát bị đọng nước

4. Tắc nghẽn ống thoát nước

Tắc nghẽn ống thoát nước do cặn bẩn, thức ăn thừa hoặc vật dụng khác cũng khiến nước không thể thoát ra ngoài.

Giải pháp:

Bạn có thể thực hiện kiểm tra và vệ sinh ống thoát nước theo các bước sau:

  • Tháo rời ống thoát nước khỏi máy rửa bát sau khi đã ngắt hoàn toàn nguồn điện.
  • Quan sát xem ống có bị tắc nghẽn hay không. Nếu có, hãy đổ bỏ cặn bẩn, vệ sinh lại ống thoát nước.
  • Bạn có thể sử dụng dây thép hoặc máy thông cống để thông tắc ống thoát nước.
  • Lắp đặt lại ống thoát nước theo đúng vị trí ban đầu.

5. Bơm hỏng hoặc yếu

Bơm có nhiệm vụ bơm nước vào và thoát nước ra khỏi máy. Nếu bơm bị hỏng hoặc yếu, nước không được thoát ra đúng cách, dẫn đến tình trạng đọng nước trong khoang máy.

Giải pháp:

Khi quan sát, kiểm tra thấy bơm thoát nước không hoạt động hoặc hoạt động yếu, bạn cần thay thế bơm mới phù hợp.

6. Hỏng cảm biến mức nước

Cảm biến mức nước có tác dụng thông báo cho máy khi nào cần bơm thêm hoặc xả nước. Nếu cảm biến bị hỏng, máy không nhận biết được tình trạng mực nước, dẫn đến không xả hết nước được.

Giải pháp:

Với trường hợp cảm biến bị hỏng, bạn cần gọi kỹ thuật viên đến kiểm tra, sửa chữa và thay thế khi cần thiết.

Máy rửa bát bị tắc không thoát nước - Cách xử lý

Máy rửa bát bị tắc nghẽn, không thoát nước là tình trạng nước không thể thoát ra ngoài sau khi kết thúc chu trình rửa. Đôi khi xuất hiện tình trạng nước bên trong sủi bọt và trào ra ngoài khi mở cửa máy, hoặc máy phát ra tiếng ồn bất thường hay mùi hôi khó chịu.

Máy rửa bát bị tắc không thoát nước gây ra nhiều vấn đề như chén bát bị ám mùi hôi, tạo điều kiện cho vi khuẩn và nấm mốc sinh sôi, gây ảnh hưởng sức khỏe người sử dụng.

Máy rửa bát bị tắc không thoát nước - Nguyên nhân và giải pháp

1. Tắc do thức ăn thừa và cặn bẩn

Thức ăn thừa và cặn bẩn bám dính vào bộ lọc, ống thoát nước hoặc bơm thoát nước gây tắc nghẽn, khiến nước không có đường lưu thông.

Giải pháp:

Thường xuyên vệ sinh bộ lọc và ống thoát nước cho máy:

  • Ngắt nguồn điện cho máy, tháo rời bộ lọc và bơm thoát nước để vệ sinh.
  • Rửa sạch bộ lọc bằng nước rửa chén, có thể sử dụng bàn chải để loại bỏ cặn bẩn cứng đầu.
  • Sử dụng dây thép hoặc máy thông cống để thông tắc ống thoát nước.
  • Lắp đặt lại và chạy thử.

2. Dầu mỡ gây bít tắc

Khi sử dụng lâu ngày, dầu mỡ đọng lại tạo thành lớp màng dày bám dính vào các bộ phận bên trong máy rửa bát, khiến nước bị tắc nghẽn.

Giải pháp:

  • Bạn nên sử dụng chất tẩy rửa chuyên dụng cho máy rửa bát để vệ sinh máy.
  • Chạy chương trình rửa có chức năng loại bỏ dầu mỡ để làm sạch.
  • Thực hiện vệ sinh máy rửa bát định kỳ, từ 1 lần/tuần.

Dầu mỡ gây bít tắc máy rửa bát

3. Vật dụng khác

Các vật dụng nhỏ còn sót lại như tăm xỉa răng, nắp chai,... có thể vô tình rơi vào máy rửa bát và gây tắc nghẽn ống thoát nước.

Giải pháp:

  • Hãy kiểm tra kỹ lưỡng và loại bỏ các vật dụng nhỏ có thể gây tắc nghẽn trước khi cho chén bát vào máy.
  • Sử dụng khay đựng chuyên dụng để giữ cố định các vật dụng nhỏ và sắc nhọn như dao, kéo, thìa, dĩa,...
  • Cần kiểm tra và vệ sinh ống thoát nước thường xuyên để loại bỏ các vật dụng bị tắc nghẽn.

4. Lắp đặt máy sai cách

Máy rửa bát được lắp đặt sai cách, ví dụ như: ống thoát nước bị xoắn, bị gấp khúc,... cũng khiến nước không thể thoát ra ngoài và tắc nghẽn.

Giải pháp:

  • Kiểm tra kỹ máy rửa bát, đối chiếu với hướng dẫn của nhà sản xuất để đảm bảo máy đã được lắp đặt đúng cách.
  • Nếu thấy có sai sót, bạn cần liên hệ thợ lắp đặt để sửa chữa.

5. Lỗi hệ thống điện tử

Khi nguồn điện cung cấp cho máy không ổn định, hoặc ổ cắm bị hỏng có thể khiến máy gặp lỗi hệ thống điện tử, khiến máy không thể xả nước được.

Giải pháp:

  • Kiểm tra lại nguồn điện, đảm bảo nguồn điện đủ cung cấp cho máy và ổn định.
  • Kiểm tra cầu trì hoặc ổ cắm có bị hỏng hay không, nếu có, cần thay mới.
  • Khởi động và cập nhật phần mềm cho máy rửa bát (nếu có).
  • Bạn nên gọi thợ sửa chữa chuyên nghiệp để kiểm tra và sửa chữa.

Máy rửa bát bị ngập, tràn, rò rỉ nước phải làm sao?

Máy rửa bát có thể bị ngập, tràn, rò rỉ nước trong hoặc sau khi rửa, khiến nước có thể chảy ra từ cửa, chân đế hoặc các khe hở khác, đọng lại trên sàn nhà. Tình trạng rò rỉ nước cũng có thể khiến máy ngừng hoạt động do hệ thống an toàn được kích hoạt. Dưới đây là một số nguyên nhân và cách khắc phục tình trạng này.

Máy rửa bát bị ngập, tràn, rò rỉ nước - Nguyên nhân và cách khắc phục

1. Cửa máy bị hỏng

Cửa máy bị cong vênh, gioăng cửa bị mòn hoặc rách làm máy rửa bát không được kín, khiến nước bị tràn ra ngoài. Chốt cửa máy bị gãy hoặc lỏng cũng có thể làm rò rỉ nước.

Giải pháp:

  • Bạn cần kiểm tra cửa máy và gioăng cửa xem có bị cong vênh, lỏng hay rách không. Cần thay thế cửa máy và gioăng nếu chúng bị hỏng.
  • Đảm bảo chốt cửa vẫn hoạt động tốt, không bị lỏng. Nếu chốt bị gãy cần thay chốt mới.

2. Ống nước bị rò rỉ

Sử dụng lâu ngày khiến ống nước bị lỏng hay rò rỉ cũng có thể khiến nước bị tràn ra ngoài.

Giải pháp:

  • Kiểm tra các mối nối của ống xem có bị rò rỉ hay không, thắt chặt các mối nối hoặc thay thế chúng trong trường hợp bị hỏng.
  • Cần thường xuyên vệ sinh ống thoát nước để tránh bị tắc nghẽn và giữ tuổi thọ cho ống.

Ống nước bị rò rỉ khiến máy rửa bát bị ngập, tràn, rò rỉ nước

3. Vấn đề với bơm thoát nước

Cánh quạt của bơm thoát nước bị tắc nghẽn, bơm bị hỏng hoặc yếu cũng khiến nước bị tràn hoặc rò rỉ ra ngoài.

Giải pháp:

  • Vệ sinh cánh quạt bơm thường xuyên để loại bỏ tắc nghẽn.
  • Cần hay thế bơm thoát nước nếu chúng bị hỏng.

4. Tắc nghẽn bộ lọc

Bộ lọc bị thức ăn bẩn mắc lại gây tắc nghẽn cũng có thể khiến máy rửa bát bị tràn, ngập nước.

Giải pháp:

Bạn cần thường xuyên vệ sinh bộ lọc thường xuyên và đúng cách như trên đây để loại bỏ cặn bẩn, tránh tắc nghẽn.

Lưu ý khi sử dụng máy rửa chén bát

Dưới đây là một số lưu ý giúp bạn sử dụng máy rửa chén được bền bỉ, tránh hỏng hóc gây ra đọng, tràn hay rò rỉ nước:

  • Loại bỏ thức ăn thừa bám dính, vật dụng nhỏ trên chén bát trước khi cho vào máy.
  • Không xếp chén bát quá sát nhau, xếp nghiêng bát xuống để nước có lối thoát, tránh bị đọng lại.
  • Sử dụng các khay chuyên dụng để đựng những vật dụng nhỏ hoặc có hình dạng đặc biệt như dao, nĩa, thìa,...
  • Không cho quá nhiều chén bát vào máy tránh nguy cơ tắc nghẽn, khiến máy không làm sạch toàn diện được.
  • Chọn chương trình rửa phù hợp với các loại chén bát và mức độ bẩn khác nhau theo hướng dẫn của máy.
  • Sử dụng lượng nước rửa chén phù hợp, không quá nhiều hoặc quá ít khiến máy không hoạt động được tối ưu.
  • Hạn chế mở cửa máy khi đang hoạt động tránh nước và hơi nóng thoát ra ngoài, ảnh hưởng đến hiệu quả rửa.
  • Không cho các vật dụng bằng kim loại, gỗ, nhựa mỏng, hoặc dễ vỡ vào máy rửa chén bát.
  • Kiểm tra và đảm bảo nguồn nước cấp cho máy đủ mạnh và lối thoát nước được thông.
  • Chỉ sử dụng các chất tẩy rửa chuyên dụng cho máy rửa chén bát, tuyệt đối không sử dụng xà phòng rửa chén thông thường.
  • Vệ sinh khoang chứa, bộ lọc, và các bộ phận khác của máy định kỳ để loại bỏ cặn bẩn và thức ăn thừa.
  • Bảo dưỡng máy định kỳ để đảm bảo máy hoạt động tốt nhất.

Sạch khô Tuyệt đối với máy rửa bát Junger

Máy rửa bát Junger mang đến cho không gian bếp của bạn vẻ đẹp hiện đại và sang trọng phù hợp với mọi không gian bếp. Kiểu dáng thiết kế hiện đại đậm chất Đức đường nét tối giản, tinh tế, thể hiện phong cách Châu Âu sang trọng. Gam màu xám chủ đạo tạo cảm giác thanh lịch, tinh tế, phù hợp với nhiều phong cách bếp khác nhau. Máy trang bị lớp vỏ thép không gỉ bền bỉ, sáng bóng, dễ dàng vệ sinh, nâng cấp không gian bếp thêm tươi mới và ấn tượng.

Junger không chỉ chú trọng vào thiết kế mà còn quan tâm đến trải nghiệm người dùng. Máy rửa chén Junger được trang bị nhiều tính năng hiện đại, tiện lợi, giúp bạn tiết kiệm thời gian và công sức trong việc bếp núc.

1. Về chế độ rửa

Máy rửa bát Junger được tích hợp rất nhiều chế độ rửa để tối ưu hiệu suất hoạt động và đảm bảo an toàn cho sức khỏe, tiết kiệm thời gian cho người dùng.

  • Rửa chuyên sâu: Dành cho bát đĩa, xoong, chảo, đồ dùng sành sứ bẩn nhất, dính nhiều thức ăn khô cứng.
  • Rửa khử khuẩn (Junger UV Virus Killer): Phù hợp cho bát đĩa và dụng cụ rất bẩn, rửa khử khuẩn bằng nước nhiệt độ cao 75 độ C và khử khuẩn tiệt trùng bằng tia UV.
  • Rửa tự động bằng AI: Sử dụng công nghệ nhận diện độ bẩn của nước, phân tích độ bẩn của nước và vật dụng, điều chỉnh thời gian và lượng nước rửa phù hợp.
  • Rửa tiết kiệm (ECO): Chương trình tiêu chuẩn phù hợp với tất cả các loại bát đĩa, nồi, chảo,... bẩn nhẹ, giúp tiết kiệm điện và nước.
  • Rửa hàng ngày: Dành cho bát đĩa, đồ dùng sành sứ, thủy tinh bẩn nhẹ, sử dụng hàng ngày.
  • Rửa nhanh: Chương trình rửa nhanh cho các vật dụng ít bẩn,  các loại ly, chén, đĩa mỏng và các vật dụng nhạy cảm với nhiệt độ.
  • Rửa tráng: Dành cho bát đĩa ít bẩn, số lượng ít hoặc để dồn rửa một thể sau bữa ăn. Hoặc rửa tráng lại bát đĩa sạch nhưng lâu không sử dụng.
  • Tự làm sạch máy: Chương trình này giúp tự làm sạch máy rửa bát. Không thể kết hợp chức năng sấy chuyên sâu Junger Super Dry.
  • Rửa từng phần Half Load: Cho phép lựa chọn 1 trong 3 hình thức: chỉ rửa giá trên, chỉ rửa giá dưới hoặc rửa đồng thời cả 2 giá, giúp tiết kiệm điện năng, nước và tiết kiệm thời gian.

2. Về công nghệ

  • Junger UV Virus Killer Tech: Công nghệ rửa khử khuẩn bằng nước nóng 75 độ C, tiệt trùng bằng tia UV Virus Killer kết hợp khử mùi bằng gió nóng đối lưu Fresh Air. 
  • Junger Super Dry Tech: Sử dụng công nghệ sấy nóng Junger Super Dry Tech kết hợp thanh gia nhiệt và lượng nhiệt dư từ nước nóng.
  • Junger Super AI Cleaning: Tự động nhận diện độ bẩn của nước và vật dụng, điều chỉnh thời gian và lượng nước rửa phù hợp.
  • Fresh Air: Khử mùi bằng gió tươi đối lưu kèm sấy nóng sau khi rửa.
  • Half load: Chức năng rửa từng phần.

3. Chức năng an toàn, thông minh

  • Hẹn giờ rửa từ 1-24 giờ giúp tiết kiệm điện năng khi sử dụng máy vào ban đêm.
  • Chức năng khóa an toàn trẻ em: Vô hiệu hóa hệ thống cảm ứng và đèn báo trên bảng điều khiển, bảo vệ trẻ nhỏ tránh ảnh hưởng đến máy.
  • Tự kích hoạt lại chương trình khi mất điện: Lưu chương trình đang hoạt động khi mất điện và tiếp tục khi có điện trở lại.
  • Tự làm mềm nước bằng muối, giúp bảo vệ máy và tăng hiệu quả rửa.
  • Báo hết muối và chất trợ rửa phát tín hiệu cảnh báo trên màn hình hiển thị khi
  • Tự ngắt khi không có nước đầu vào (Aqua Stop): Phát hiện áp lực nước yếu, rò rỉ hoặc mất nước. Ngưng hoạt động và cảnh báo người dùng trên màn hình hiển thị.
  • Chống tràn nước/rò rỉ nước: Sử dụng cảm biến và vi xử lý thông minh để phát hiện rò rỉ nước. Tự động ngắt khóa cấp nước và cảnh báo người dùng.
  • Bảo vệ quá tải - quá áp: Bảo vệ máy khỏi các tình trạng điện áp thấp hoặc cao.

Tham khảo chi tiết dòng sản phẩm Junger Leopard có tại: https://junger.vn/may-rua-bat

Mong rằng những thông tin trên đây đã giúp bạn hiểu được nguyên nhân và cách khắc phục máy rửa bát bị đọng nước, tắc nước và tràn nước hiệu quả. Cùng ghé thăm Junger để có thêm nhiều thông tin bổ ích nhé!

Đọc thêm các chia sẻ khác của Junger:

Chia sẻ: