Tẩy xoong nồi bằng baking soda
Tẩy xoong nồi bằng baking soda sạch bóng tại nhà chỉ bằng một vài bước đơn giản. Banking soda có thể loại bỏ các vết bẩn bám trên đồ dùng, trong đó không ngoại trừ các thiết bị nhà bếp. Cùng Junger đi tìm hiểu cách vệ sinh xoong nồi bằng banking soda hiệu quả bên dưới nhé!
Baking soda là gì - Có tẩy sạch xoong nồi không
Baking soda có tên hóa học là Natri hiđrocacbonat hay Natri bicacbonat, trong đời sống được nhiều người biết đến là: bột nở, bột nổi, thuốc sủi. Nó là một chất rắn, màu trắng, nhưng trên thực tế, ta bắt gặp chúng tồn tại ở dạng bột mịn không mùi, có vị mặn, là thành phần hòa tan của nhiều loại nước khoáng thiên nhiên.
Bên cạnh việc ứng dụng trong ngành thực phẩm, baking soda còn có những công dụng tuyệt vời trong việc tẩy rửa vết bẩn nhà bếp do có tính mài mòn và loại bỏ vết bẩn cao.
Nguyên nhân khiến nồi bị bám dính vết bẩn cứng đầu
Bộ nồi bị cháy đen, bám dính các vết bẩn cứng đầu là tình trạng phổ biến khiến nhiều chị em nội trợ lo lắng bởi ảnh hưởng đến thẩm mỹ và tiềm ẩn nguy cơ ảnh hưởng sức khỏe. Có rất nhiều nguyên nhân khiến các mảng cháy đen bám dính trên nồi, dưới đây là một số nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng này:
1. Sử dụng sai cách
- Đun trên lửa quá to, khuấy thức ăn không đều hoặc để thức ăn trong nồi quá lâu sau khi nấu khiến thức ăn bị cháy dính vào nồi
- Đun thức ăn có tính axit cao như cà chua, mẻ, dưa muối,... khi nấu ở nhiệt độ cao có thể dẫn đến phản ứng hóa học với kim loại, tạo thành các vết cháy đen trên nồi.
- Sử dụng muối trong nồi ở nhiệt độ cao có thể kết dính tạo thành lớp bám cứng và dần dần chuyển thành màu đen.
2. Ảnh hưởng bởi nguồn nước
Nước chứa nhiều cặn khoáng như canxi, magie,... hoặc vôi có trong nước có thể bám dính vào đáy nồi sau khi đun sôi, lâu dần tạo thành các vệt trắng và chuyển màu đen theo thời gian.
3. Chất liệu nồi kém
Nồi làm từ chất liệu rẻ tiền, không đảm bảo chất lượng thường dễ bị oxy hóa và cháy đen hơn so với nồi inox cao cấp. Sau một thời gian sử dụng, nồi thường mất đi lớp sáng trắng ban đầu.
4. Vệ sinh sai cách
- Sau khi nấu nướng, nếu không vệ sinh nồi chảo ngay lập tức, thức ăn thừa bám dính sẽ dễ bị cháy khi nấu ở lần tiếp theo.
- Sử dụng các dụng cụ cọ rửa kim loại sắc nhọn có thể làm xước lớp bảo vệ bề mặt nồi.
- Sử dụng các chất tẩy rửa mạnh có thể bào mòn lớp bảo vệ bề mặt nồi.
Cách tẩy xoong nồi bằng baking soda
1. Baking soda với giấm trắng
Nếu như bạn đã quen với khả năng tẩy rửa mạnh của giấm và baking soda, thì chắc chắn bạn sẽ còn bất ngờ hơn khi biết tới công thức này có thể dùng với cả vết cháy.
- Bước 1: Hòa tan hỗn hợp gồm giấm trắng và phần nước theo tỷ lệ 2:1 vào nồi bị cháy.
- Bước 2: Đun sôi nước rồi tắt bếp, để nguội trong 1 phút.
- Bước 3: Đổ hỗn hợp giấm ra nồi và rắc baking soda vào.
- Bước 4: Dùng giẻ lau chà vào vết cháy sót lại.
- Bước 5: Rửa lại bằng nước rửa chén và nước cho sạch.
2. Baking soda với nước nóng
- Bước 1: Đổ nước vào nồi sao cho ngập vết cháy, đun sôi trong 5-7 phút.
- Bước 2: Tắt bếp, để nồi nguội bớt rồi đổ nước ra ngoài.
- Bước 3: Dùng thìa cạo sạch các mảng cháy bám quanh nồi.
- Bước 4: Rắc 2 muỗng baking soda vào nồi và chà đi các vết bẩn còn sót lại.
3. Baking soda với oxy già
Nếu vết cháy, ố trên xoong nồi đã lâu ngày và không thể làm sạch bằng 2 cách trên, thì bạn có thể dùng cách tẩy khác “nặng đô” hơn. Đó là kết hợp oxy già, baking soda và 1 chút nước rửa bát.
- Bước 1: Trộn đều hỗn hợp theo tỉ lệ 1 muỗng nước rửa chén, 1 muỗng oxy già và 1 muỗng baking soda.
- Bước 2: Dùng miếng bọt biển hoặc bàn chải đánh răng nhúng hỗn hợp vào và bôi lên vết bẩn.
- Bước 3: Chà nhẹ nhàng cho đến khi vết bẩn mờ dần.
- Bước 4: Để yên hỗn hợp trên nồi trong 15-20 phút.
- Bước 5: Rửa sạch lại bằng nước.
Mẹo làm sạch và bảo quản xoong nồi
Mặc dù cách sử dụng, vệ sinh và bảo quản xoong nồi rất đơn giản nhưng bạn vẫn cần lưu ý một số điều dưới đây để đảm bảo nồi sử dụng bền lâu đồng thời bảo vệ sức khỏe gia đình.
- Bảo quản nồi inox ở nơi khô ráo, thoáng mát, tránh để nơi ẩm ướt hoặc tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời.
- Sử dụng dụng cụ nấu ăn bằng gỗ hoặc nhựa để tránh làm trầy xước bề mặt nồi.
- Không sử dụng các vật nhọn như dao, cọ kim loại để cọ xát, vệ sinh nồi
- Để nồi nguội rồi rửa sạch ngay sau khi sử dụng để tránh thức ăn thừa bám dính và khó vệ sinh.
- Dùng khăn mềm lau khô hoàn toàn xoong nồi sau khi rửa.
- Hạn chế nấu các món ăn quá chua hoặc quá mặn có thể làm ảnh hưởng đến lớp inox của nồi, khiến nồi dễ bị ố vàng và bong tróc.
- Tránh đun nấu nồi inox không có thức ăn bên trong quá lâu có thể khiến nồi bị cháy và khó vệ sinh.
- Bóc nhãn và tem dán trên nồi ngay sau khi mua về.
Hy vọng qua bài viết này, bạn đọc đã biết cách tẩy xoong nồi bằng baking soda đơn giản tại nhà cũng như một số lưu ý bảo quản nồi sử dụng bền lâu. Đừng quên theo dõi Junger để cập nhật thêm nhiều thông tin hữu ích nha.
Đọc thêm các nội dung khác: