Nồi inox bị oxy hóa gỉ sét - Nguyên nhân cách xử lý
Nồi inox bị oxi hóa là hiện tượng lớp bề mặt kim loại bị biến đổi, xuất hiện các đốm rỉ sét hoặc ố, gây ảnh hưởng đến thẩm mỹ và độ bền của nồi. Cùng Junger tìm hiểu chi tiết những nguyên nhân và cách khắc phục hiệu quả tình trạng này trong nội dung dưới đây nhé!
Nguyên nhân nồi inox bị oxy hóa
1. Chất lượng inox
- Inox kém chất lượng: Hàm lượng crom (Cr) và niken (Ni) trong inox thấp, không đủ để tạo lớp màng oxit bảo vệ. Do vậy khi để lâu trong không khí, nồi dễ bị oxi hóa.
- Không phải tất cả các loại inox đều có khả năng chống oxi hóa tốt. Inox 304 là loại inox phổ biến nhất và có khả năng chống oxi hóa tốt nhất.
2. Nấu thức ăn có tính axit cao/ thức ăn quá mặn
Các món ăn như chanh, cà chua, me, dưa chua,.. có tính axit cao dễ bào mòn lớp màng oxit trên bề mặt bộ nồi inox gây tình trạng gỉ sét. Nấu các món mặn thường xuyên như nước biển, muối, mắm,... cũng có khả năng ăn mòn inox và gây oxi hóa.
Sau khi nấu các loại thức ăn này mà không vệ sinh rửa sạch luôn thì nồi chảo có tỷ lệ cao sẽ bị oxy hóa.
3. Nấu ăn trên lửa lớn
Đun nóng thức ăn quá lâu trên bếp điện, hoặc đốt trực tiếp trên lửa lớn có thể làm hỏng lớp màng oxit bảo vệ, khiến nồi dễ bị oxi hóa. Các loại nồi inox đều có ngưỡng giới hạn nhiệt độ, nếu vượt quá ngưỡng này thì nồi nhanh hỏng và xuống cấp.
4. Do cách sử dụng
Trong quá trình sử dụng gây ra va đập, chà xát với dụng cụ sắc nhọn, sử dụng cọ kim loại để vệ sinh,... khiến lớp màng oxit bị bong tróc, cũng tạo điều kiện cho inox dễ bị oxi hóa. Bụi bẩn, hóa chất trong không khí lâu ngày cũng có thể ảnh hưởng đến độ bền của lớp màng oxit trên inox.
Không vệ sinh nồi sau khi sử dụng, ngâm thức ăn lâu trong nồi cũng làm phá vỡ lớp bảo vệ oxit trên bề mặt, dẫn tới tình trạng oxy hóa nồi inox.
Nồi inox bị oxy hóa có ảnh hưởng gì không
Sử dụng nồi nồi inox bị oxy hóa lâu ngày có thể ảnh hưởng đến sức khỏe và thẩm mỹ, cụ thể:
1. Ảnh hưởng đến sức khỏe
- Nguy cơ ngộ độc kim loại: Khi bị oxi hóa, các kim loại nặng như niken, crom,... có thể tiết ra từ nồi inox và lẫn vào thức ăn. Sử dụng lâu dài có thể dẫn đến nguy cơ ngộ độc kim loại nặng, ảnh hưởng đến hệ thần kinh, hô hấp, tiêu hóa,...
- Dị ứng: Lượng niken tiết ra trong nồi inox bị oxi hóa có thể tăng cao, gây ra các triệu chứng dị ứng như ngứa, nổi mẩn đỏ, sưng tấy,... với một số người dùng.
2. Ảnh hưởng đến chất lượng thức ăn
Vết oxy hóa trên nồi inox có thể bám dính vào thực phẩm trong quá trình chế biến, dễ gây cháy, làm giảm hương vị và chất lượng của món ăn.
3. Ảnh hưởng đến thẩm mỹ
Nồi inox bị oxy hóa thường xuất hiện các đốm rỉ sét, ố vàng, loang lổ, khiến nồi mất đi vẻ sáng bóng và sang trọng.
Cách xử lý nồi inox bị oxy hóa gỉ sét
1. Chanh
Tính axit trong chanh giúp loại bỏ các vết gỉ sét một cách hiệu quả. Cách thực hiện như sau:
- Chuẩn bị 1 quả chanh, cắt đôi theo chiều dọc.
- Dùng mặt cắt của chanh chà xát lên vết gỉ sét trên nồi inox.
- Để nồi inox đã được chà xát với chanh trong vòng 10-15 phút, để Axit citric trong chanh giúp làm bong tróc lớp gỉ sét.
- Rửa sạch nồi inox với nước ấm và xà phòng, lau lại bằng khăn mềm.
2. Giấm
Giấm là nguyên liệu phổ biến và có sẵn của hầu hết các gia đình. Dưới đây là cách thực hiện:
- Pha loãng giấm trắng với nước theo tỷ lệ 1:1 vào một chiếc chậu.
- Ngâm ngập nồi inox bị oxy hóa gỉ sét vào dung dịch giấm đã pha loãng trong vòng 15-30 phút. Hãy đảm bảo các vết gỉ sét đều được ngập trong dung dịch.
- Dùng bàn chải hoặc cọ mềm chà nhẹ nhàng để đánh đi các vết gỉ sét.
- Rửa sạch lại nồi với nước ấm và xà phòng.
3. Baking soda
Baking soda là một nguyên liệu tự nhiên rẻ tiền và dễ kiếm, dưới đây là chi tiết cách thực hiện:
- Trộn baking soda với nước theo tỷ lệ 2:1 ra một chiếc bát.
- Bôi đều hỗn hợp baking soda lên bề mặt các vết gỉ sét trên nồi inox.
- Để yên hỗn hợp trong vòng 15-30 phút, baking soda sẽ giúp trung hòa axit và làm mềm rỉ sét.
- Dùng bàn chải mềm chà nhẹ nhàng lên vết gỉ sét.
- Rửa sạch nồi inox với nước ấm và xà phòng, cần rửa kỹ để loại bỏ hoàn toàn baking soda còn bám dính.
4. Khoai tây và nước rửa chén
Sử dụng khoai tây là cách an toàn và tiết kiệm, axit oxalic trong khoai tây kết hợp với nước rửa chén sẽ giúp làm bong tróc lớp gỉ sét. Cách thực hiện:
- Gọt vỏ 1 củ khoai tây, rửa sạch và cắt thành lát mỏng.
- Nhúng một mặt của lát khoai tây vừa cắt vào nước rửa chén.
- Dùng mặt vừa nhúng trên chà xát lên các vết gỉ sét cho đến khi hết các vết gỉ.
- Rửa sạch lại nồi inox với nước ấm và xà phòng, dùng khăn mềm lau khô nồi.
5. Phèn chua
Phèn chua giúp trung hòa axit và làm tan rỉ sét, dưới đây là cách thực hiện:
- Hòa tan phèn chua với nước theo tỷ lệ 100g phèn chua: 2 lít nước vào trong một chiếc chậu.
- Ngâm ngập nồi inox vào dung dịch trên từ 20-30 phút.
- Dùng bàn chải hoặc khăn mềm chà nhẹ nhàng lên các vết gỉ sét cho đến khi chúng biến mất.
- Rửa sạch lại nồi inox và lau khô.
6. Coca
Axit phosphoric trong Coca Cola không chỉ giúp loại bỏ lớp gỉ sét mà còn có tác dụng làm sáng bóng bề mặt nồi inox. Cách thực hiện:
- Đổ lượng Coca Cola vừa đủ để ngập vết gỉ sét trên nồi inox.
- Để Coca Cola ngấm vào vết gỉ sét trong 15-30 phút, Axit Phosphoric trong Coca Cola sẽ giúp làm mềm rỉ sét.
- Dùng khăn mềm hoặc bàn chải mềm chà xát nhẹ nhàng để đánh bay vết gỉ.
- Rửa sạch lại nồi inox bằng nước ấm và xà phòng, sau đó lau khô.
7. Dung dịch tẩy rửa chuyên dụng
Người dùng có thể mua dung dịch tẩy rửa chuyên dụng cho đồ inox tại các cửa hàng tạp hóa hoặc siêu thị. Làm theo hướng dẫn sử dụng trên bao bì để tẩy rửa vết gỉ sét.
Cách chọn loại inox không bị oxy hóa
Dưới đây là một số hướng dẫn của chúng tôi giúp bạn chọn được một bộ nồi inox bền bỉ, không bị oxy hóa.
1. Chất liệu
- Inox 304: Là loại inox tốt nhất, không bị nhiễm từ, có khả năng chống oxy hóa cao, an toàn cho sức khỏe người dùng. Các loại nồi chất lượng, cao cấp thường dùng loại inox này.
- Inox 201: Dễ bị nhiễm từ và có khả năng chống oxy hóa thấp hơn inox 304. Bạn nên hạn chế mua nồi inox 201 vì có thể ảnh hưởng đến sức khỏe.
- Inox 430: Có khả năng chống oxy hóa thấp nhất và rất dễ bị nhiễm từ. Người dùng không nên chọn nồi inox 430 để nấu nướng.
2. Độ dày đáy nồi
- Nồi inox có độ dày đáy từ 0.8mm đến 1.2mm có khả năng truyền nhiệt tốt nhất, nấu ăn nhanh chín và bền bỉ.
- Không mua nồi inox có đáy quá mỏng vì dễ bị cong vênh, biến dạng, hỏng hóc khi sử dụng lâu ngày.
3. Thương hiệu
- Bạn nên chọn mua nồi inox của các thương hiệu uy tín trên thị trường để đảm bảo chất lượng sản phẩm và dịch vụ bảo hành tốt nhất.
- Khi mua nên chú ý các chi tiết như độ dày đáy nồi, độ sáng bóng của bề mặt inox, các mối hàn,... đảm bảo chúng chắc chắn.
Cách sử dụng hạn chế nồi inox bị oxy hóa
Dưới đây là một số mẹo dùng để hạn chế nồi inox bị oxi hóa.
- Không nấu thức ăn có tính axit cao như cà chua, dưa muối,... quá lâu gây oxy hóa bề mặt nồi inox.
- Không đun nấu ở nhiệt độ quá cao thường xuyên gây bong tróc lớp bảo vệ, cháy bề mặt nồi inox.
- Bôi một lớp dầu mỏng lên bề mặt nồi trước khi sử dụng nhằm bảo vệ bề mặt khỏi tác động của môi trường.
- Nên rửa sạch nồi bằng nước ấm và xà phòng nhẹ sau mỗi lần sử dụng, tránh để thức ăn bám dính lâu khiến nồi dễ bị oxy hóa.
- Lau khô nồi inox hoàn toàn trước khi cất giữ. Nồi inox còn ẩm ướt sẽ đẩy nhanh sự oxy hóa, gây gỉ sét.
- Không nên xếp chồng các nồi inox lên nhau khi cất giữ, làm trầy xước bề, khiến nồi dễ bị oxy hóa.
- Bảo quản nồi inox ở nơi khô ráo, thoáng mát, tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời hoặc môi trường ẩm ướt.
- Tránh va đập mạnh, sử dụng dụng cụ bằng kim loại sắc gây trầy xước bề mặt nồi inox, khiến nồi dễ bị oxy hóa.
Trên đây là những nguyên nhân và cách khắc phục, cũng như hướng dẫn sử dụng để hạn chế tình trạng nồi inox bị oxy hóa. Xem thêm các chia sẻ khác có trên Junger: