• Máy rửa bátBếp điện từ đôi CEJ-202Nồi
  • BếpLò vi sóngHồng ngoạiMáy hút mùi

Lò vi sóng không nóng - Nguyên nhân và cách xử lý

Thứ hai, 22/07/2024 14:44 (GMT+07)

Lò vi sóng không nóng mặc dù vẫn vào điện và vẫn quay là tình trạng mà rất nhiều người dùng gặp phải. Nguyên nhân chủ yếu là do sử dụng sai cách hoặc lò bị hỏng một số bộ phận quan trọng. Vậy làm thế nào để khắc phục và sử dụng lò đúng cách để hạn chế tối đa lỗi này? Hãy cùng Junger tìm hiểu trong bài viết này nhé!

Lò vi sóng không nóng - Nguyên nhân và cách xử lý

Lò vi sóng vẫn chạy nhưng không nóng vì sao?

1. Vật đựng không tương thích 

Đây là nguyên nhân phổ biến nhất khiến lò vi sóng không làm nóng thức ăn. Một số vật dụng thường được sử dụng nhưng lại không phù hợp với lò vi sóng bao gồm:

  • Vật đựng được làm từ kim loại như sắt, nhôm, inox,... có tính dẫn điện và phản xạ sóng vi sóng, có thể gây ra tia lửa điện, gây ra phản xạ với vi sóng.
  • Đồ nhựa, hộp nhựa thông thường không có khả năng chịu nhiệt.
  • Hộp xốp làm từ nhựa tổng hợp sẽ bị biến dạng, làm hỏng lò vi sóng.
  • Giấy bạc, nhôm bọc thực phẩm.

Vật đựng không tương thích với lò vi sóng

b. Cách khắc phục

Sử dụng các vật đựng tương thích: gốm, sứ, thủy tinh chuyên dụng, nhựa cứng,...

Xem chi tiết các vật dụng dùng trong lò vi sóng: Tìm hiểu về Microwave oven safe

2. Bộ phận chắn sóng bị hỏng

Cơ chế hoạt động của lò vi sóng là bóng cao tần phát những tia sóng cực ngắn được gọi là sóng vi ba. Những sóng vi ba này có khả năng xuyên thấu vào thực phẩm, làm cho các phân tử nước trong thực phẩm dao động với tốc độ cao, sinh ra nhiệt lượng và làm nóng thức ăn từ trong ra ngoài.

Bộ phận chắn sóng là một tấm kim loại nằm ở phía dưới khoang lò vi sóng có chức năng ngăn chặn sóng vi ba thoát ra ngoài, đảm bảo tập trung bên trong khoang lò để làm nóng thức ăn hiệu quả.

Khi lò vi sóng vẫn quay bình thường, đèn trong lò vẫn sáng nhưng thức ăn bên trong không nóng hoặc thức ăn chỉ nóng ở một số vị trí và không chín đều thì có thể bộ phận chắn sóng của lò đã gặp vấn đề.

Cách khắc phục:

Nếu bộ phận chắn sóng bị hư hỏng, tốt nhất hãy liên hệ với trung tâm bảo hành hoặc cửa hàng sửa chữa đồ điện để được kiểm tra và hỗ trợ. Không được tự ý tháo dỡ và thay thế vì có thể gây nguy hiểm và hỏng lò.

3. Cầu chì bị hỏng

Khi sử dụng lò vi sóng trong thời gian dài với tần suất cao, lượng nhiệt sinh ra có thể khiến lò vi sóng bị quá tải, nhiệt không kịp tản dẫn đến cầu chì tự ngắt để bảo vệ các bộ phận bên trong, đặc biệt là bóng cao tần.

Cầu chì bị hỏng

Cách khắc phục:

  • Rút phích cắm điện, mở cửa lò vi sóng và lấy hết thức ăn, đồ dùng ra.
  • Dùng tua vít hoặc dụng cụ phù hợp để tháo vỏ ngoài phía sau của lò vi sóng.
  • Sau khi tháo vỏ ngoài, bạn sẽ nhìn thấy các bộ phận bên trong lò vi sóng. Tìm vị trí đặt hộp cầu chì và cẩn thận lấy chúng ra.
  • Sử dụng bút thử điện để kiểm tra xem cầu chì có bị đứt hay không. Nếu đèn trên bút thử điện không sáng nghĩa là cầu chì đã bị đứt và cần được thay thế.
  • Khi đã thay thế cầu chì mới, bạn tiến hành lắp ráp lại và kiểm tra lò đã sử dụng được bình thường chưa.

Nếu lò vi sóng nhà bạn vẫn không nóng, hãy liên hệ trung tâm bảo hành để được hỗ trợ bởi đội ngũ kỹ thuật viên, tránh tự ý sửa tại nhà nếu không có chuyên môn.

4. Không vệ sinh lò vi sóng thường xuyên

Bất kỳ thiết bị điện tử nào cũng cần được vệ sinh thường xuyên để đảm bảo hoạt động hiệu quả. Nếu bạn thường xuyên sử dụng lò vi sóng để nấu nướng, rã đông, hâm nóng thức ăn mà không dành thời gian để vệ sinh lò, các mảng bám dầu mỡ, vụn thức ăn sẽ tích tụ trên thành lò, cản trở sự di chuyển của sóng vi ba, dẫn đến việc thức ăn không được làm nóng.

Không vệ sinh lò vi sóng thường xuyên

Cách khắc phục

Để khắc phục tình trạng lò vi sóng không nóng do bụi bẩn bám dính, hãy vệ sinh lò theo các mẹo đơn giản dưới đây:

  • Sử dụng khăn mềm vệ sinh khoang và vỏ lò sau mỗi lần sử dụng.
  • Dùng nước tẩy rửa chuyên dụng hoặc hỗn hợp chanh giấm để loại bỏ những vết bẩn cứng đầu.
  • Khử mùi lò vi sóng bằng chanh tưới, giấm, baking soda,...

Lưu ý khi sử dụng lò vi sóng

  • Không dùng những vật dụng kim loại trong lò vi sóng để tránh gây ra tia lửa điện làm hỏng lò và nguy hiểm cho người dùng.
  • Chỉ sử dụng hộp nhựa chuyên dụng cho lò vi sóng.
  • Hâm nóng thức ăn với thời gian vừa đủ, chỉ đến khi thức ăn nóng đều để tránh làm mất chất dinh dưỡng và không sinh ra các chất độc hại cho cơ thể.
  • Không mở cửa lò vi sóng khi đang hoạt động, tránh làm sóng vi sóng rò rỉ ra ngoài gây nguy hiểm cho người sử dụng.
  • Vệ sinh lò vi sóng định kỳ ít nhất 1 lần/tuần hoặc sau mỗi lần sử dụng nếu bị bẩn nhiều.

Hy vọng những thông tin Junger đã cung cấp sẽ giúp bạn đọc xác định nguyên nhân và tìm ra cách khắc phục lò vi sóng không nóng. Đừng quên theo dõi chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất về lò vi sóng và thiết bị gia dụng nhà bếp nhé!

Đọc thêm:

Chia sẻ: