• Máy rửa bátBếp điện từ đôi CEJ-202Nồi
  • BếpLò vi sóngHồng ngoạiMáy hút mùi

Lò vi sóng bị nổ, xẹt lửa, kêu to

Thứ năm, 16/05/2024 11:20 (GMT+07)

Lò vi sóng bị nổ, xẹt lửa, kêu to nguyên nhân do đâu? Cách khắc phục chi tiết cho từng trường hợp. Cách sử dụng lò vi sóng an toàn, tránh cháy nổ. Hãy cùng Junger đi tìm hiểu chi tiết trong bài viết bên dưới mà chúng tôi cung cấp nhé!

 Lò vi sóng bị nổ, xẹt lửa, kêu to - Nguyên nhân và cách xử lý

Nổ lò vi sóng

1. Nguyên nhân lò vi sóng nổ

a. Đặt các vật kim loại hoặc bằng nhựa vào lò

Sóng từ của lò vi sóng khi tiếp xúc với các vật bằng kim loại thì không thể xuyên qua mà còn phản xạ ngược trở lại thành của lò, làm khu vực xung quanh nóng lên. Điều này vừa dễ làm hỏng lò vi sóng, vừa gây ra cháy, nổ và cực kỳ nguy hiểm cho những người xung quanh.

Bên cạnh đó, hộp và các dụng cụ bằng nhựa cũng không nên đặt trong lò vi sóng. Lý do là bởi nhiệt độ quá cao bên trong lò sẽ làm chảy nhựa, khiến thức ăn trở nên gây hại cho sức khỏe người dùng và thậm chí còn có khả năng gây nổ lò vi sóng.

Đặt các vật kim loại hoặc bằng nhựa vào lò

b. Hâm nóng trứng nguyên vỏ

Khi đặt một quả trứng nguyên vỏ vào lò vi sóng, nhiệt độ cao sẽ khiến khí trong trứng giãn nở, làm nứt vỏ bên ngoài và khiến trứng bị vỡ. Đây không đơn giản chỉ là việc trứng văng tung tóe khắp nơi làm bẩn nhà bạn mà còn là một nguy cơ có thể làm cho lò vi sóng bị nổ.

Hâm nóng trứng nguyên vỏ

c. Dùng lò vi sóng với các loại hải sản có vỏ cứng 

Các loại hải sản có vỏ cứng chẳng hạn như nghêu, sò,… khi được hâm nóng bằng lò vi sóng thì không chỉ bị mất đi hầu hết các chất dinh dưỡng của nó mà còn có nguy cơ làm lò vi sóng bị nổ. Nguyên nhân là bởi các loại hải sản này chứa rất nhiều nước bên trong, và khi nhiệt độ trong lò tăng cao sẽ làm lượng nước này bốc hơi, tạo áp suất cao bên trong lớp vỏ cứng không thể giãn nở của chúng, từ đó sẽ dẫn đến tình trạng bị nổ.

2. Cách xử lý

  • Không sử dụng dụng cụ kim loại hoặc nhựa không phù hợp.
  • Không nên cho trứng tươi nguyên quả vào lò vi sóng, hãy đập ra tô và khuấy đều lên rồi cho vào lò.
  • Hâm nóng hải sản có vỏ cứng cần mở một phần vỏ của chúng và rửa sạch trước khi cho vào lò vi sóng.
  • Điều chỉnh nhiệt độ và thời gian nấu phù hợp.

Lò vi sóng xẹt lửa

1. Nguyên nhân

a. Cục sóng bị chạm

Cục sóng (Magnetron) đóng vai trò then chốt trong việc biến đổi năng lượng điện thành sóng điện từ, giúp làm chín thức ăn nhanh chóng và tiện lợi. Hiện tượng lò vi sóng bị xẹt lửa có thể xảy ra khi cục sóng bị chạm. Cục sóng bị chạm có thể vì rất nhiều nguyên nhân như: cục sóng sử dụng thời gian dài, nguồn điện chập chờn, khoang lò không được vệ sinh sạch sẽ,...

Chính vì vậy, người dùng nên kiểm tra cục sóng định kỳ để tránh gặp sự cố.

b. Tấm chắn sóng bị cháy

Lò vi sóng bị xẹt lửa có thể là do tấm chắn sóng bị cháy, tấm chắn sóng được đặt ở vị trí trong khoang lò và nằm bên trái, có khả năng ngăn sóng từ và đảm bảo sức khỏe của người dùng. Trong quá trình sử dụng, tấm chắn sóng có thể bị thủng hoặc hư hỏng sẽ dẫn đến rủi ro xẹt tia lửa điện bên trong lò vi sóng.

Lò vi sóng xẹt lửa

c. Không vệ sinh khoang lò

Trong quá trình sử dụng, vết thức ăn sẽ đọng lại trong khoang lò. Nếu để cặn đồ ăn tích tụ lâu ngày, không được vệ sinh sẽ khiến phần cặn bị bắt lửa, gây cháy và tạo ra tia lửa. Để tránh gặp trường hợp này, lời khuyên dành cho người dùng là hãy giữ cho lò luôn sạch sẽ và có thể sử dụng được lâu hơn.

d. Lớp men bị hỏng

Lớp men bên trong lò vi sóng có khả năng ngăn kim loại tiếp xúc với lò, đồng thời giúp đảm bảo an toàn cho lò vi sóng khi hoạt động. Chính vì thế khi lớp men này có vấn đề hoặc hư hỏng thì kim loại bên trong lò cũng không được chắn bởi lớp men nữa sẽ dễ dẫn đến rủi ro xẹt tia lửa.

e. Sử dụng đồ kim loại trong lò

Đồ dùng bằng kim loại khi sử dụng trong lò vi sóng có khả năng phản chiếu sóng viba khiến thức ăn không thể nóng được vì nhiệt độ không xuyên qua được kim loại. Kim loại khiến lò tạo ra tia lửa điện hay có thể gây cháy nổ nếu nhiệt độ quá cao, vô cùng nguy hiểm. Do đó, các nhà sản xuất đã cảnh báo không được cho vật dụng bằng kim loại hoặc có họa tiết kim loại vào trong lò vi sóng.

2. Cách xử lý

  • Ngắt nguồn điện và lấy đồ ra khỏi lò vi sóng.
  • Thường xuyên vệ sinh các vết bẩn, cặn đồ ăn tích tụ trong lò.
  • Nếu lớp men bị hỏng hãy sơn lại lớp men trong khoang lò.
  • Tấm chắn sóng, hay cục sóng bị chạm bạn cần tiến hành thay mới.
  • Liên hệ các trung tâm sửa chữa, kỹ thuật viên có chuyên môn để tiến hành sửa chữa đối với các lỗi về tấm chắn sóng, cục sóng, lớp men,... để đảm bảo an toàn.

Cách xử lý lò vi sóng xẹt lửa

Lò vi sóng bị tróc sơn, gỉ sét

Khi lò vi sóng bị rỉ sét bên trong sẽ có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng và có thể ảnh hưởng đến hiệu suất và an toàn của lò, đồng thời còn ảnh hưởng đến sức khỏe người dùng.

Lò vi sóng bị tróc sơn, gỉ sét

1. Nguyên nhân

Lò vi sóng bị rỉ sét bên trong có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân, bao gồm:

a. Tiếp xúc với nước

Lò vi sóng thường được sử dụng trong môi trường bếp, dễ dàng bị dính nước từ thức ăn văng ra, nước rửa chén hoặc hơi nước. Nếu không được bảo quản hoặc sử dụng đúng cách, nước có thể tiếp xúc với bề mặt kim loại bên trong lò, dẫn đến hiện tượng rỉ sét.

b. Sử dụng chất tẩy rửa không phù hợp

Việc sử dụng chất tẩy rửa mạnh, chất làm sạch chứa hóa chất ăn mòn hoặc có phản ứng với kim loại bên trong lò có thể gây ra hiện tượng rỉ sét. Nên sử dụng chất tẩy rửa chuyên dụng cho lò vi sóng để đảm bảo an toàn và hiệu quả.

c. Lão hóa và mòn

Theo thời gian sử dụng, tiếp xúc với độ ẩm và quá trình sử dụng hàng ngày, bề mặt kim loại bên trong lò vi sóng có thể bị mòn, dẫn đến hình thành rỉ sét.

d. Chất liệu không chống ăn mòn

Nếu chất liệu kim loại bên trong lò vi sóng không được làm từ vật liệu chống ăn mòn, dễ bị ảnh hưởng bởi chất lỏng và thức ăn bám vào, hình thành rỉ sét.

e. Thức ăn bám lâu ngày

Vụn thức ăn rơi vãi trong khoang lò nếu không được vệ sinh thường xuyên sẽ trở thành nguyên nhân dẫn đến tình trạng tróc sơn và rỉ sét. Theo thời gian, các vụn thức ăn này sẽ bám dính vào thành lò và đông cứng lại, dẫn đến tình trạng tróc sơn và rỉ sét.

2. Cách xử lý

Khi phát hiện lò vi sóng bị rỉ sét, việc xử lý kịp thời và đúng cách là vô cùng quan trọng để đảm bảo an toàn cho bản thân và bảo vệ thiết bị.

a. Chà nhám khu vực bị rỉ sét

Đầu tiên, bạn dùng bàn chải kim loại để chà nhám khu vực bị rỉ sét, chà kỹ để làm bong hết vết rỉ sét bên ngoài, loại bỏ hết lớp rỉ sét trên bề mặt kim loại.

b. Lau sạch bề mặt rỉ sét

Sau đó dùng khăn lau cho sạch bề mặt rỉ sét nhẵn mịn và sạch sẽ. Việc lau sạch bề mặt rỉ sét giúp sơn dính hơn và bền hơn sau khi sơn.

c. Sơn lại vết rỉ sét

Tại vị trí được chà nhám và làm sạch, bạn dùng sơn chuyên dụng cho lò vi sóng để sơn lại. Có thể sơn nhiều lớp cho đến khi che phủ được hoàn toàn vết rỉ sét, sau đó bạn đợi 1-2 tiếng tùy theo độ dày của sơn để khô hoàn toàn và bay hết mùi sơn là có thể tiếp tục sử dụng.

Việc xử lý cần được thực hiện càng sớm càng tốt, tránh để tình trạng rỉ sét lan rộng và gây hư hỏng nặng.

Cách khắc phục lò vi sóng bị tróc sơn, gỉ sét

Lò vi sóng lỗi 5e

1. Nguyên nhân

  • Do vô ý hoặc thói quen, người dùng thường xuyên ấn giữ các phím chức năng trên lò vi sóng quá lâu, khiến lò bị quá tải và báo lỗi.
  • Lực va đập mạnh có thể khiến các phím chức năng bị kẹt hoặc chốt giữ bị hỏng, dẫn đến tình trạng lò luôn trong trạng thái như đang được ấn giữ.
  • Sau thời gian dài sử dụng, các phím bấm trên lò vi sóng có thể bị lờn, thụt lại hoặc bám dính, khiến lò nhầm lẫn thao tác và báo lỗi.
  • Việc liên tục bấm nhiều phím chức năng trong thời gian ngắn có thể khiến lò vi sóng bị quá tải, không xử lý kịp dẫn đến treo đơ, hỏng hóc và báo lỗi.
  • Nước hoặc bụi bẩn bám dính trên bảng điều khiển có thể khiến lò nhầm lẫn thao tác, dẫn đến máy báo lỗi.

Lò vi sóng lỗi 5e

2. Cách xử lý

  • Ngắt nguồn điện của lò vi sóng trong 30 giây - 1 phút, sau đó cắm lại và thử khởi động lại.
  • Lau sạch bảng điều khiển bằng khăn mềm và khô. Nếu phát hiện phím bấm bị lờn, thụt lại hoặc hỏng, cần liên hệ trung tâm bảo hành để được sửa chữa.
  • Hạn chế thao tác ấn giữ các phím chức năng trên lò vi sóng, chỉ bấm nhanh và dứt khoát.
  • Tránh va đập mạnh, sử dụng lò ở nơi thông thoáng, khô ráo, tránh để nước hoặc bụi bẩn dính vào bảng điều khiển.

Lò vi sóng kêu to

1. Nguyên nhân

  • Khi bạn sử dụng xong, lò vẫn còn hơi nóng và quạt gió bên trong sẽ hoạt động để tản nhiệt. Nếu bạn mở cửa lò đột ngột, quạt gió chưa dừng hẳn sẽ tạo ra tiếng kêu to.
  • Lò vi sóng không được vệ sinh sau thời gian dài sử dụng, bụi bẩn tích tụ bên trong lò vi sóng và quạt tản nhiệt. Lớp bụi dày khiến linh kiện bên trong nóng lên, quạt không tản nhiệt hiệu quả, dẫn đến tiếng kêu lớn.
  • Quạt gió bị khô dầu do sử dụng lâu ngày hoặc hoạt động liên tục, tạo ra tiếng kêu to bất thường.
  • Lò vi sóng quá tải, sử dụng lò liên tục khiến các linh kiện nóng lên, dẫn đến tiếng kêu.
  • Khe thoát nhiệt bị che do đặt ở vị trí thông thoáng hoặc để đồ vật che chắn khe thoát nhiệt khiến khí nóng không thoát ra ngoài, tạo ra tiếng kêu lớn.
  • Quạt gió tản nhiệt bị hỏng do hao mòn hoặc các tác nhân khác, dẫn đến tiếng kêu bất thường và không tản nhiệt hiệu quả.
  • Bánh xe xoay đĩa chưa khớp với trục quay cũng là nguyên nhân khiến lò vi sóng phát ra tiếng kêu to và bất thường.

Lò vi sóng kêu to

2. Cách xử lý

  • Sau mỗi lần sử dụng, hãy cho lò vi sóng có thời gian nghỉ ngơi ít nhất 10-15 phút.
  • Vệ sinh khoang lò, đĩa xoay, quạt gió và khe thoát nhiệt định kỳ để loại bỏ bụi bẩn, dầu mỡ bám dính.
  • Lắp đặt lò vi sóng ở vị trí bằng phẳng, thông thoáng, tránh xa các vật dụng che chắn khe thoát nhiệt.
  • Đảm bảo bánh xe xoay đĩa khớp với trục quay.
  • Tháo rời quạt gió và tra dầu bôi trơn chuyên dụng định kỳ để đảm bảo quạt hoạt động êm ái.
  • Nếu đã áp dụng tất cả các biện pháp trên mà lò vi sóng vẫn kêu to, bạn cần kiểm tra và thay thế các linh kiện bị hư hỏng như quạt gió, bánh xe xoay đĩa,...

Cách sử dụng lò vi sóng an toàn, tránh cháy nổ

Để đảm bảo an toàn khi sử dụng lò vi sóng, bạn cần lưu ý những điều sau:

1. Sử dụng vật dụng phù hợp

Chỉ sử dụng các vật dụng được thiết kế chuyên dụng cho lò vi sóng. Các vật dụng này thường được làm từ thủy tinh chịu nhiệt, sứ, nhựa an toàn cho lò vi sóng hoặc có biểu tượng "microwave safe". Tránh sử dụng các vật dụng kim loại, nhựa thông thường, hộp xốp, ly giấy, hộp nhựa mỏng vì chúng có thể bị biến dạng, nóng chảy hoặc giải phóng chất độc hại khi tiếp xúc với nhiệt độ cao.

2. Xử lý thực phẩm đúng cách

  • Cắt nhỏ thực phẩm trước khi cho vào lò vi sóng để đảm bảo chín đều.
  • Không đậy kín hoàn toàn hộp đựng thực phẩm để hơi nước có thể thoát ra ngoài, tránh tạo áp suất cao bên trong.
  • Không hâm nóng thức ăn quá lâu để tránh làm khô hoặc cháy thực phẩm.
  • Sử dụng giá đỡ hoặc đĩa xoay để thực phẩm được làm nóng đều.
  • Chú ý khuấy đảo thức ăn trong quá trình hâm nóng để đảm bảo chín đều.

Cách sử dụng lò vi sóng an toàn, tránh cháy nổ

3. Vệ sinh lò vi sóng thường xuyên

  • Vệ sinh khoang lò, đĩa xoay và khe thoát nhiệt sau mỗi lần sử dụng để loại bỏ thức ăn thừa, dầu mỡ bám dính.
  • Sử dụng dung dịch vệ sinh chuyên dụng cho lò vi sóng và lau khô bằng khăn mềm.
  • Tránh sử dụng các chất tẩy rửa mạnh hoặc vật dụng kim loại để vệ sinh lò vi sóng vì có thể làm hỏng bề mặt.

4. Đặt lò vi sóng ở vị trí phù hợp

  • Đặt lò vi sóng trên mặt phẳng, ổn định, tránh rung lắc trong quá trình hoạt động.
  • Đảm bảo khe thoát nhiệt của lò không bị che chắn.
  • Giữ khoảng cách tối thiểu 10cm giữa lò vi sóng và các thiết bị điện tử khác để tránh nhiễu sóng.

5. Các lưu ý khi sử dụng lò vi sóng

  • Không sử dụng lò vi sóng khi cửa lò bị hỏng hoặc không đóng kín.
  • Không sử dụng lò vi sóng khi có vật dụng kim loại hoặc giấy bạc bên trong.
  • Tránh chạm vào lò vi sóng khi đang hoạt động vì có thể bị bỏng.
  • Không để trẻ em sử dụng lò vi sóng
  • Rút phích cắm điện khi không sử dụng lò vi sóng.

Như vậy, Junger đã gửi đến bạn thông tin chi tiết về nguyên nhân và cách khắc phục lò vi sóng bị nổ, xẹt lửa, kêu to. Với những thông tin mà chúng tôi gửi đến bạn trong bài viết trên, hy vọng sẽ bạn sử dụng lò vi sóng an toàn, đúng cách nhé!

Chia sẻ: