Bếp điện báo lỗi - Tổng hợp lỗi thường gặp
Bếp điện báo lỗi nguyên nhân do đâu? Bếp điện ngày càng phổ biến trong các gia đình bởi sự tiện lợi, an toàn và hiệu quả nấu nướng. Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng, bạn có thể gặp một số lỗi khiến bếp không hoạt động bình thường. Cùng Junger tìm hiểu chi tiết nguyên nhân và các xử lý các lỗi mà bếp điện thường gặp trong bài viết bên dưới nhé!
Bếp điện không lên nguồn
Bếp điện ngày càng phổ biến bởi sự tiện lợi, an toàn và hiệu quả nấu nướng. Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng, bạn có thể gặp một số vấn đề như bếp không lên nguồn. Dưới đây là những nguyên nhân và cách khắc phục phổ biến:
1. Nguyên nhân
Một số nguyên nhân bên ngoài khiến bếp điện không bật được nguồn:
- Nguồn điện không ổn định: Điện áp quá thấp hoặc quá cao có thể khiến bếp không hoạt động.
- Quên cắm điện: Đây là nguyên nhân phổ biến, đặc biệt với những người mới sử dụng bếp điện.
- Nước tràn vào mặt bếp: Nước có thể làm chập mạch và khiến bếp không lên nguồn.
Ngoài ra, một vài nguyên nhân từ bếp khiến bật được nguồn như:
- Bếp điện không rõ nguồn gốc, xuất xứ thường có chất lượng kém và dễ gặp sự cố.
- Chập điện, hư hỏng bo mạch, đây lỗi kỹ thuật nghiêm trọng cần được sửa chữa bởi thợ chuyên nghiệp.
- Sử dụng bếp ở nhiệt độ cao trong thời gian dài có thể làm giảm tuổi thọ của bếp và dẫn đến tình trạng không lên nguồn.
- Cuộn dây trong mâm nhiệt bị đứt
- Bảng điều khiển cảm ứng bị trục trặc có thể khiến bếp không nhận được tín hiệu từ nút nguồn.
2. Cách xử lý
Tùy vào nguyên nhân gây ra vấn đề, bạn có thể tự khắc phục hoặc cần gọi thợ sửa:
- Kiểm tra nguồn điện: Đảm bảo nguồn điện ổn định và phù hợp với công suất của bếp.
- Cắm điện: Kiểm tra xem dây điện đã được cắm vào ổ cắm hay chưa.
- Lau khô mặt bếp: Nếu có nước tràn vào mặt bếp, hãy lau khô ngay lập tức.
Đối với những vấn đề phức tạp hơn như bo mạch điện bị hỏng, cần gọi thợ sửa chữa chuyên nghiệp để khắc phục. Liên hệ với trung tâm bảo hành hoặc thợ sửa chữa chuyên nghiệp để khắc phục lỗi nếu bếp gặp các lỗi bên trong về kỹ thuật.
Bếp điện không nóng
Bếp điện không nóng mặc dù vẫn chạy là lỗi thường gặp của nhiều người khi sử dụng bếp. Nếu bạn cũng đang gặp lỗi này, hãy tham khảo chi tiết về nguyên nhân và cách khắc phục bên dưới nhé!
1. Nguyên nhân
- Bếp điện không nóng do nguồn điện áp không ổn định hoặc quá thấp. Dây điện bị lỏng hoặc hỏng, cầu dao bị ngắt.
- Dụng cụ nấu không phù hợp
- Đặt nồi nấu không đúng vị trí. Nồi nấu phải được đặt chính giữa vùng nấu để đảm bảo nhiệt được truyền đều.
- Dầu mỡ và thức ăn bám dính trên mặt bếp có thể làm giảm khả năng truyền nhiệt.
- Các lỗi kỹ thuật như hỏng mâm nhiệt, hỏng cảm biến nhiệt, hỏng bo mạch,... có thể khiến bếp không nóng.
2. Cách xử lý bếp điện không nóng
- Kiểm tra nguồn điện và đảm bảo điện áp ổn định.
- Đảm bảo dụng cụ nấu phù hợp với loại bếp và được đặt chính giữa vùng nấu.
- Lựa chọn mức công suất nấu phù hợp với món ăn và lượng thức ăn.
- Vệ sinh mặt bếp sau mỗi lần sử dụng để đảm bảo khả năng truyền nhiệt
Nếu bếp gặp lỗi kỹ thuật, bạn cần liên hệ với trung tâm bảo hành hoặc thợ sửa chữa chuyên nghiệp để được khắc phục.
Bếp điện bị khoá
Trong quá trình sử dụng, bạn có thể gặp phải tình trạng bếp bị khóa khiến bạn không thể điều chỉnh nhiệt độ hoặc tắt bếp. Cùng điểm qua một vài nguyên nhân, cách khắc phục bếp điện lỗi bị khóa, giúp bạn sử dụng bếp an toàn và hiệu quả.
1. Nguyên nhân
Một số nguyên nhân khiến bếp điện bị khóa có thể kể đến:
- Tính năng Khóa trẻ em được kích hoạt, chức năng khóa trẻ em sẽ vô hiệu hóa các nút điều khiển trên bảng điều khiển, giúp trẻ không thể thay đổi cài đặt hoặc bật bếp.
- Một số model bếp điện cao cấp có chế độ vệ sinh giúp bạn dễ dàng vệ sinh mặt bếp mà không lo ảnh hưởng đến các nút điều khiển. Khi kích hoạt chế độ này, bảng điều khiển sẽ bị vô hiệu hóa tạm thời.
- Ổ cắm bị lỏng, hỏng hoặc dây điện bị hở có thể ảnh hưởng đến nguồn điện cung cấp cho bếp, dẫn đến tình trạng bếp bị khóa.
- Một số bếp điện có chức năng hẹn giờ tự động khóa bếp sau khi thời gian cài đặt kết thúc.
- Lỗi bộ điều khiển, nút hoặc màn hình điều khiển bị ướt có thể làm chập mạch, dẫn đến tình trạng bếp tự động khóa.
2. Cách khắc phục bếp điện lỗi bị khóa
Việc đầu tiên bạn cần làm là xác định nguyên nhân khiến bếp bị khóa để đưa ra cách khắc phục nhanh chóng, hiệu quả:
- Mở khóa trẻ em: Tìm nút khóa trẻ em trên bếp điện và nhấn giữ nút này trong vài giây để tắt. Tùy model khác nhau, hãy đọc kỹ hướng dẫn sử dụng
- Chế độ vệ sinh: Tìm nút chế độ vệ sinh (thường có biểu tượng hình giọt nước hoặc hình bàn tay) và nhấn giữ nút này trong vài giây để tắt chế độ vệ sinh.
- Vấn đề về ổ cắm hoặc dây điện: Kiểm tra ổ cắm và dây điện để đảm bảo chúng hoạt động bình thường. Nếu phát hiện hư hỏng, hãy thay thế ổ cắm hoặc dây điện mới
- Lau khô màn hình điều khiển: Nếu bếp bị ướt, hãy dùng khăn mềm lau khô hoàn toàn nút hoặc màn hình điều khiển trước khi sử dụng.
Khởi động lại bếp bằng cách rút phích cắm bếp khỏi ổ cắm, chờ vài phút rồi cắm lại. Nếu tình trạng không cải thiện, hãy liên hệ với dịch vụ bảo hành của hãng bếp để được hỗ trợ.
Bếp điện báo lỗi E
Bếp điện gặp các lỗi E là lỗi khá phổ biến. Tuy nhiên, bạn mới sử dụng và chưa hiểu rõ về các lỗi này. Cùng tham khảo trong bài viết dưới đây nhé!
1. Bếp điện lỗi E0
Bếp điện lỗi E0 là do bếp không nhận nồi, có thể do một số nguyên nhân:
a. Không có dụng cụ nấu đặt trên mặt bếp:
- Bếp từ hoạt động dựa trên nguyên lý cảm ứng điện từ, do đó, cần có dụng cụ nấu phù hợp (có khả năng nhiễm từ) để tạo ra từ trường và truyền nhiệt.
- Khi không có dụng cụ nấu hoặc dụng cụ nấu không phù hợp, bếp sẽ báo lỗi E0 để đảm bảo an toàn và tiết kiệm điện năng.
Cách khắc phục:
- Đặt ngay dụng cụ nấu lên bếp để tiếp tục quá trình nấu nướng.
- Nên đặt dụng cụ nấu lên bếp trước khi bật bếp để đảm bảo bếp hoạt động bình thường.
b. Đường kính dụng cụ nấu nhỏ hơn 10 cm
- Mỗi vùng nấu trên bếp từ có kích thước tối thiểu để đảm bảo hiệu quả nấu nướng.
- Nếu sử dụng dụng cụ nấu có đường kính quá nhỏ, bếp sẽ không nhận diện được và báo lỗi E0.
Cách khắc phục:
- Sử dụng dụng cụ nấu có đường kính phù hợp với từng vùng nấu của bếp.
- Tham khảo hướng dẫn sử dụng bếp để biết kích thước tối thiểu của dụng cụ nấu cho từng vùng nấu.
c. Dụng cụ nấu có vật liệu không thích hợp
- Bếp từ chỉ hoạt động với dụng cụ nấu có khả năng nhiễm từ như nồi/chảo sắt, thép, gang.
- Các dụng cụ nấu bằng thủy tinh, sứ, đất nung không tương thích với bếp từ và sẽ khiến bếp báo lỗi E0.
Cách khắc phục:
- Sử dụng dụng cụ nấu có vật liệu phù hợp với bếp từ như nồi/chảo từ, bộ nồi từ.
- Kiểm tra khả năng nhiễm từ của dụng cụ nấu bằng nam châm. Nếu nam châm không dính vào nồi, nồi đó không sử dụng được với bếp từ.
2. Bếp điện lỗi E1
Lỗi E1 trên bếp từ thường xuất hiện do điện trở bên trong bếp quá cao, vượt quá ngưỡng cho phép. Hoặc do tụ lọc nguồn bị đứt, lỗi hoặc cảm biến bị lỗi, bị han gỉ, đứt
Cách khắc phục:
Kiểm tra bên ngoài bếp:
- Tắt bếp và kiểm tra nguồn điện: Đảm bảo nguồn điện cung cấp cho bếp ổn định và không bị ngắt quãng.
- Kiểm tra quạt gió: Đảm bảo quạt gió hoạt động bình thường, không bị kẹt hoặc bám bụi bẩn.
- Kiểm tra khe thông gió: Đảm bảo các khe thông gió không bị bít kín, giúp bếp tản nhiệt hiệu quả.
- Sử dụng ổn áp: Sử dụng ổn áp để hạ điện áp xuống mức phù hợp với công suất của bếp.
Tháo và kiểm tra bên trong bếp:
- Vệ sinh bo mạch: Tháo rời bếp và vệ sinh bo mạch bên trong nếu bo mạch bám quá nhiều bụi bẩn.
- Kiểm tra mạch nhận nồi: Dùng máy đo điện trở cho mạch nhận nồi để kiểm tra chỉ số điện trở có bị tăng hay không. Nếu mạch nhận nồi bị lỗi, hãy liên hệ dịch vụ bảo hành để được hỗ trợ.
- Kiểm tra tụ lọc nguồn: Kiểm tra kỹ tụ lọc nguồn, nếu tụ lọc nguồn bị đứt, hãy hàn lại vào bo mạch hoặc thay thế tụ lọc mới.
- Kiểm tra cảm biến: Xem lại cảm biến bằng đồng, nếu cảm biến han gỉ hoặc đứt, hãy thay thế cảm biến mới.
3. Bếp điện báo lỗi E2
Bếp điện bị lỗi E2 là do các lỗi về dòng điện và cảm biến nhiệt. Một số nguyên nhân dẫn đến lỗi E2 trên bếp điện:
- Lỗi cảm biến nhiệt: Cảm biến nhiệt có chức năng đo nhiệt độ mặt bếp và điều chỉnh công suất hoạt động. Khi cảm biến nhiệt bị lỗi, bếp có thể không nhận diện được nhiệt độ hoặc nhận diện sai, dẫn đến báo lỗi E2.
- Nguồn điện: Bếp hoạt động hiệu quả với nguồn điện ổn định trong khoảng 220V. Điện áp quá cao hoặc quá thấp đều có thể khiến bếp báo lỗi E2 để đảm bảo an toàn cho người sử dụng và thiết bị.
- Quá tải nhiệt: Quá tải hoặc sử dụng bếp trong thời gian dài có thể khiến bếp quá nhiệt và báo lỗi E2.
Cách khắc phục:
- Kiểm tra cảm biến nhiệt: Liên hệ dịch vụ bảo hành hoặc thợ sửa bếp chuyên nghiệp để kiểm tra và thay thế cảm biến nhiệt nếu cần thiết.
- Đảm bảo nguồn điện cung cấp cho bếp ổn định, không bị ngắt quãng.
- Sử dụng ổn áp nếu điện áp trong nhà thường xuyên bị dao động.
- Tắt bếp và chờ khoảng 15-20 phút để bếp nguội hoàn toàn. Bật lại bếp và kiểm tra xem lỗi E2 đã được khắc phục hay chưa.
Những lưu ý khi sử dụng bếp điện
- Nguồn điện phù hợp công suất, ổ cắm riêng, dây điện tiết diện phù hợp, không chập cháy, hở điện.
- Vị trí lắp đặt bằng phẳng, thông thoáng, tránh nước, vật liệu dễ cháy, an toàn với thiết bị điện khác, không dưới tủ bếp.
- Đáy nhiễm từ, phẳng phiu, dày dặn, kích thước phù hợp, không gồ ghề, nứt vỡ, trầy xước.
- Để bếp nguội vài phút trước khi rút phích cắm, tắt bếp trước khi vệ sinh.
- Không để bếp hoạt động ở nhiệt độ cao trong thời gian dài, sử dụng chức năng hẹn giờ để tiết kiệm điện năng.
- Vệ sinh bếp ngay sau khi sử dụng, khi bếp đã nguội hoàn toàn, sử dụng khăn mềm và chất tẩy rửa chuyên dụng, không sử dụng vật dụng sắc nhọn.
- Người bị bệnh tim mạch, huyết áp cao, phụ nữ mang thai và trẻ em nên hạn chế sử dụng bếp điện, không sử dụng bếp khi tay ướt, không để trẻ em chơi đùa gần bếp.
- Không bật bếp khi không có nồi nấu, không sử dụng vật dụng kim loại để nấu ăn.
- Tắt bếp ngay lập tức và liên hệ dịch vụ bảo hành nếu phát hiện bếp có dấu hiệu bất thường như chập cháy, hay có mùi khét.
Như vậy, Junger đã gửi đến bạn toàn bộ thông tin về nguyên nhân và cách khắc phục bếp điện báo lỗi. Với những thông tin mà chúng tôi gửi đến bạn sẽ giúp bạn có thêm thông tin hữu ích. Đừng quên liên hệ ngay nếu bạn có bất cứ thắc mắc hay cần hỗ trợ tư vấn nào nhé!
Xem thêm các nội dung khác: