• Máy rửa bátBếp điện từ đôi CEJ-202Nồi
  • BếpLò vi sóngHồng ngoạiMáy hút mùi

Lò vi sóng không vào điện - Nguyên nhân và cách xử lý

Thứ sáu, 19/07/2024 08:47 (GMT+07)

Lò vi sóng không vào điện lý do tại sao là thắc mắc được khá nhiều người dùng quan tâm. Hãy cùng Junger tìm hiểu chi tiết về nguyên nhân và cách xử lý tình trạng này qua thông tin bài viết dưới đây nhé!

Lò vi sóng không vào điện - Nguyên nhân và cách xử lý

Nguyên lý hoạt động của lò vi sóng

Một chiếc lò vi sóng thường bao gồm các bộ phận như bộ phát sóng vi ba, mạch điện tử điều khiển, ống dẫn sóng và ngăn nấu. Sóng vi ba trong lò vi sóng là các dao động điện từ có tần số khoảng 2,450 MHz (khoảng cách phát sóng khoảng 12,24 cm). Khoảng 2 phút sau khi bạn khởi động, lò vi sóng sẽ hoạt động bằng cách tạo ra sóng vi ba và thổi vào ngăn nấu.

Với tần số này, sóng vi ba dễ dàng bị hấp thụ bởi nước, chất béo, đường và các chất hữu cơ. Bên trong lò, sóng vi ba được phát ở tần số chính xác để xâm nhập sâu vào thức ăn và truyền năng lượng cho các phân tử nước, tạo ra ma sát lớn giữa các phân tử và sinh nhiệt, làm nóng thức ăn.

Sử dụng lò vi sóng giúp nấu chín thực phẩm nhanh hơn, vì tất cả các phân tử thức ăn đều được làm nóng đồng thời, giảm thời gian nấu khoảng 3/4 so với bếp gas hoặc bếp hồng ngoại, nhờ cơ chế hoạt động của sóng vi ba.

Do chỉ có thực phẩm bị làm nóng, hiệu suất sử dụng của lò vi sóng rất cao và tiết kiệm điện năng. Tuy nhiên, nhược điểm của lò vi sóng là thức ăn được làm nóng đều nên bề mặt sẽ không có màu vàng nâu hay độ giòn như khi nướng hoặc chiên xào.

Nguyên lý hoạt động của lò vi sóng

Tại sao lò vi sóng không vào điện

Một số nguyên nhân khiến lò vi sóng không vào điện như:

1. Cửa lò không đóng chặt

Lò vi sóng có công tắc an toàn ở cửa, nếu cửa không đóng chặt, lò sẽ không hoạt động.

Cách xử lý:

  • Kiểm tra xem cửa lò đã được đóng chặt chưa; nếu chưa thì bạn hãy đóng kín lại rồi khởi động lại.

  • Ngoài ra, trong trường hợp cửa lò đã đóng kín nhưng thiết bị vẫn không hoạt động, có thể là do công tắc cửa bị hỏng.

  • Liên hệ với chuyên gia kỹ thuật tại trung tâm bảo hành để được khắc phục nếu công tắc của bị lỗi.

2. Lò vi sóng bị hỏng mất bảng điều khiển

Trong quá trình sử dụng, bảng điều khiển của lò vi sóng có thể bị hỏng hoặc cháy. Từ đó khiến lò không thể hoạt động như bình thường và cản trở dẫn điện của lò. Một số nguyên nhân khiến bảng điều khiển bị lỗi:

  • Nhấn mạnh hoặc đập vào phím, đặc biệt là các phím cảm ứng dẫn đến bị hỏng hoặc kẹt phím.
  • Thay đổi lệnh đột ngột khi đang bấm cũng có thể làm phím bị liệt nhanh chóng.
  • Bảng điều khiển của lò vi sóng thường xuyên phải chịu sự tiếp xúc với thức ăn, hơi nước và dầu mỡ từ các món ăn cản trở khi sử dụng, thậm chí khiến hỏng phím bấm.
  • Các loài côn trùng như chuột, gián hoặc mối xâm nhập vào lò vi sóng và gặm nhấm các dây mạch bên trong, từ đó gây hư hỏng và làm cho các phím bấm bị liệt.
  • Board mạch bị hỏng do bị ẩm ướt, va đập mạnh hoặc sử dụng lâu năm.

Xem thêm: Lò vi sóng bị liệt phím bấm - Nguyên nhân và cách xử lý

Cách xử lý:

  • Kiểm tra lại bảng điều khiển và khắc phục nếu bị hỏng và thay mới nếu cháy.

  • Bạn cần liên hệ với trung tâm bảo hành nếu không có kiến thức chuyên môn.

Bảng điều khiển của lò vi sóng có thể bị hỏng hoặc cháy khiến lò vi sóng không hoạt động được

3. Rơle nhiệt bên trong không hoạt động

  • Lò vi sóng quá nhiệt: Sử dụng lò vi sóng liên tục trong thời gian dài hoặc nấu nướng ở nhiệt độ cao có thể gây quá tải cho rơ le nhiệt độ, dẫn đến hỏng hóc.

  • Rơ le nhiệt độ cũ: Sau một thời gian sử dụng, rơ le nhiệt độ có thể bị lão hóa và giảm khả năng hoạt động, dễ dẫn đến hỏng hóc.

  • Lỗi sản xuất: Một số rơ le nhiệt độ có thể bị hỏng do lỗi trong quá trình sản xuất.

Cách xử lý:

  • Khi phát hiện rơ le nhiệt độ bị hỏng, cách duy nhất để khắc phục là thay thế bằng rơ le mới phù hợp với model lò vi sóng của bạn.

  • Liên hệ trung tâm bảo hành: Vì việc thay thế rơ le nhiệt độ yêu cầu kỹ thuật chuyên môn, bạn nên liên hệ với trung tâm bảo hành ủy quyền để được hỗ trợ.

4. Dây nguồn gặp sự cố

Dây nguồn đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp điện cho lò vi sóng hoạt động. Khi dây nguồn gặp sự cố, lò vi sóng sẽ không thể nhận điện và ngừng hoạt động.

Nguyên nhân gây hỏng dây nguồn lò vi sóng:

  • Dây nguồn có thể bị các loài gặm nhấm như chuột hoặc gián cắn đứt, khiến điện không thể truyền vào lò.

  • Sử dụng lâu dài có thể khiến lớp vỏ bọc ngoài dây bị nứt, rách, hoặc đứt gãy, gây hở điện hoặc chập cháy.

  • Dây nguồn bị tác động mạnh bởi vật nặng, va đập, hoặc bị quấn, siết chặt quá mức cũng có thể gây hư hỏng.

Kiểm tra lại dây nguồn của lò vi sóng để đảm bảo không gặp lỗi, hay bị cắn đứt

Cách xử lý:

  • Bước đầu tiên, bạn cần kiểm tra kỹ dây nguồn để phát hiện các dấu hiệu hư hỏng như: lớp vỏ bọc bị rách, nứt, đứt gãy, lộ dây dẫn bên trong, dấu hiệu cháy xém, đổi màu hoặc các điểm nối bị lỏng lẻo.

  • Nếu phát hiện dây nguồn bị hỏng, bạn nên thay thế bằng dây mới có chất lượng đảm bảo, phù hợp với công suất và model của lò vi sóng.

  • Nếu không có kinh nghiệm sửa đồ điện, hãy liên hệ trung tâm bảo hành hoặc cơ sở sửa chữa để được hỗ trợ.

5. Lò vi sóng bị đứt cầu chì

Cầu chì là một bộ phận quan trọng trong hệ thống điện, có chức năng bảo vệ thiết bị khỏi hư hỏng do quá tải hoặc đoản mạch. Nếu lò vi sóng không vào điện, một nguyên nhân phổ biến có thể là cầu chì bị đứt hoặc hỏng. Vấn đề này thường xảy ra khi lò vi sóng được sử dụng với công suất quá cao hoặc khi nhiều thiết bị điện cùng hoạt động trên một ổ cắm, dẫn đến quá tải và khiến cầu chì bị đứt để bảo vệ mạch điện.

Cách xử lý:

  • Hầu hết các lò vi sóng đều có hộp cầu chì riêng biệt, thường được đặt ở phía sau hoặc bên hông thiết bị. Bạn cần mở hộp cầu chì và kiểm tra trực tiếp xem cầu chì có bị đứt hay không. Dấu hiệu cầu chì bị đứt bao gồm sự đứt gãy hoặc cháy đen.

  • Nếu không chắc chắn về tình trạng cầu chì, hãy sử dụng đồng hồ đo điện để kiểm tra. Đặt đồng hồ ở chế độ đo ampe và đo dòng điện qua cầu chì. Nếu không có dòng điện, điều đó chứng tỏ cầu chì đã bị đứt.

  • Nếu phát hiện cầu chì bị đứt, bạn cần thay thế bằng một cầu chì mới có giá trị ampe phù hợp với lò vi sóng của bạn. Liên hệ trung tâm bảo hành ủy quyền để được kiểm tra và sửa chữa.

Cách sử dụng và bảo quản lò vi sóng đúng cách

  • Sử dụng nguồn điện ổn định cho lò vi sóng và nên sử dụng ổ cắm riêng, không dùng chung với các thiết bị điện khác.

  • Lò vi sóng cần được vệ sinh thường xuyên. Sau mỗi lần chế biến thức ăn, hãy đợi lò nguội rồi dùng khăn mềm lau sạch cặn thức ăn và dầu mỡ bên trong.

  • Để vệ sinh lò vi sóng, đặt một chén nước chanh pha loãng vào ngăn nấu và cho lò hoạt động khoảng 5-10 phút để hơi nước bốc lên. Sau đó, dùng khăn mềm lau sạch các vết bẩn và dầu mỡ. Nước chanh còn giúp khử mùi hôi cho lò vi sóng.

  • Thường xuyên kiểm tra gioăng cửa để tránh tình trạng bị hở hoặc hư hỏng sau thời gian dài sử dụng, và thay thế kịp thời để ngăn nhiệt độ thoát ra ngoài, tránh hao phí điện năng và đảm bảo thức ăn chín đều. Gioăng hoạt động tốt sẽ giúp bảo quản lò vi sóng hiệu quả.

  • Nên đặt lò vi sóng ở nơi có nhiệt độ thấp, tránh ánh nắng mặt trời. Lò vi sóng khi hoạt động đã sinh nhiệt, nếu đặt ở nơi có nhiệt độ cao sẽ dễ gây đứt cầu chì và hư hỏng lò.

  • Đảm bảo rằng các dụng cụ nấu nướng phù hợp với kích thước ngăn chứa bên trong của lò vi sóng để nấu nướng hiệu quả.

  • Tránh dùng các dụng cụ bằng kim loại trong lò vi sóng vì kim loại có thể phản xạ và làm chuyển hướng sóng điện từ và gây hại cho lò và thực phẩm.

  • Chỉ sử dụng các vật dụng nấu nướng phù hợp lò vi sóng như: gốm, sứ, thủy tinh, nhựa chuyên dụng,...

  • Xác định thời gian nấu phù hợp cho từng món ăn. Nấu quá chín có thể làm thay đổi mùi vị của món ăn.

Trên đây là thông tin về nguyên nhân và cách xử lý lò vi sóng không vào điện mà Junger đã tổng hợp. Hy vọng qua nội dung trên bạn sẽ có thêm kiến thức để xử lý khi lò không hoạt động.

Chia sẻ: