Lò vi sóng bị liệt phím bấm - Nguyên nhân và cách xử lý
Lò vi sóng bị liệt phím bấm là một trong những vấn đề phổ biến mà nhiều gia đình gặp phải. Hãy cùng Junger khám phá chi tiết các dấu hiệu lò vi sóng bị liệt phím bấm và cách xử lý nhé!
Dấu hiệu lò vi sóng không bấm được phím Start
Lò vi sóng đã cắm nguồn nhưng không khởi động: Nếu bạn kiểm tra nguồn điện và dây điện đã cắm đúng cách, nhưng thiết bị vẫn không thể bật nguồn, có khả năng phím bấm đã bị liệt.
Lò vi sóng không phản hồi lệnh: Khi bạn khởi động lò vi sóng và thực hiện các thao tác điều chỉnh thông qua các phím chức năng nhưng lò không phản hồi hoặc thông tin trên màn hình không thay đổi, đó là dấu hiệu phím bấm bị liệt.
Nút Start không hoạt động: Một trường hợp phổ biến là nút Start, nút bấm để lò vi sóng hoạt động bị liệt. Nếu nút này không hoạt động, bạn không thể sử dụng lò vi sóng để nấu hoặc hâm nóng thức ăn.
Nếu gặp phải các dấu hiệu trên, hãy tham khảo hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất hoặc liên hệ với dịch vụ hỗ trợ kỹ thuật để được tư vấn và sửa chữa.
Tại sao lò vi sóng bị liệt phím bấm - Cách xử lý
1. Sử dụng không đúng cách
Sử dụng lò vi sóng sai cách có thể làm hỏng các phím trên bảng điều khiển. Việc nhấn mạnh hoặc đập vào phím, đặc biệt là các phím cảm ứng dẫn đến bị hỏng hoặc kẹt phím. Hoặc nếu thay đổi lệnh đột ngột khi đang bấm cũng có thể làm phím bị liệt nhanh chóng.
Cách khắc phục:
Kiểm tra và sửa chữa phím bấm nếu phát hiện bị kẹt hoặc không hoạt động bình thường.
Với bàn phím cơ thì hãy làm sạch khu vực xung quanh phím, kiểm tra kết nối, và thay thế nút nhấn nếu cần.
Đối với phím cảm ứng thường cần chuyên gia hoặc bộ phận bảo hành kiểm tra và sửa chữa, do yêu cầu kiến thức về điện tử và cảm biến.
Sử dụng các phím nhẹ nhàng, tránh nhấn mạnh vào các phím giúp bảo vệ phím và cơ chế cảm ứng bên trong.
Bấm phím rõ ràng và dứt khoát, tránh bấm nhiều phím cùng lúc hoặc thay đổi lệnh đột ngột.
Liên hệ với bộ phận bảo hành để được hỗ trợ sửa chữa, không tự ý sửa tại nhà nếu không có kiến thức chuyên môn.
2. Vệ sinh không đúng cách
Bảng điều khiển của lò vi sóng thường xuyên phải chịu sự tiếp xúc với thức ăn, hơi nước và dầu mỡ từ các món ăn. Nếu không được làm sạch đúng cách và đều đặn, các chất này có thể bám vào phím bấm, gây cản trở khi sử dụng.
Cách khắc phục:
Kiểm tra xem có nước hay chất lỏng bị tồn trong các phím hay không.
Lau hoặc sấy khô chất lỏng ở bảng điều khiển, nếu không được hãy liên hệ bộ phận kỹ thuật để được hỗ trợ.
Không nên dùng khăn ướt để lau các phím, nhất là những phím cảm ứng vì có thể dẫn đến tình trạng phím bị liệt hoặc hỏng hóc. Thay vào đó, hãy sử dụng khăn sạch, mềm khô để lau sạch các phím.
3. Do yếu tố bên ngoài
Trong các quốc gia có khí hậu nóng ẩm như Việt Nam, việc không vệ sinh các phím của lò vi sóng sau một thời gian dài sử dụng có thể dẫn đến hiện tượng ẩm mốc. Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho các loài côn trùng như chuột, gián hoặc mối xâm nhập vào lò vi sóng và gặm nhấm các dây mạch bên trong, từ đó gây hư hỏng và làm cho các phím bấm bị liệt.
Đặc biệt, trong môi trường quá ẩm, các phím bấm có thể bị oxy hóa và rỉ sét, dẫn đến tình trạng liệt phím.
Cách khắc phục:
Đặt lò vi sóng ở nơi thoáng mát và khô ráo để hạn chế độ ẩm và tránh môi trường ẩm mốc.
Thường xuyên lau chùi và vệ sinh bảng điều khiển để ngăn ngừa bụi bẩn và ẩm mốc tích tụ.
Thực hiện kiểm tra và bảo trì định kỳ để phát hiện sớm các dấu hiệu hư hỏng và xử lý kịp thời.
Nếu phát hiện có côn trùng hãy loại bỏ ngay để tránh hư hỏng thêm.
Nếu phát hiện có dấu hiệu oxy hóa trên các phím bấm, bạn có thể sử dụng một khăn mềm thấm nhẹ với dung dịch làm sạch nhẹ (như dung dịch rửa bát, cồn độ nhẹ) để lau sạch các phím. Sau đó, lau khô lại bằng khăn khô sạch để loại bỏ hoàn toàn các dấu vết oxy hóa và ngăn ngừa tái phát.
4. Board mạch bị hỏng
Board mạch là một linh kiện điện tử quan trọng bên trong lò vi sóng kết nối trực tiếp với bàn phím điện tử. Khi gặp lỗi về các phím bấm, nguyên nhân có thể do board mạch bên trong bị hư hỏng hoặc ẩm ướt, dẫn đến hở mạch.
Board mạch bị ẩm ướt, nước hoặc hơi nước xâm nhập vào bên trong lò vi sóng gây chập mạch và hư hỏng các phím bấm.
Board mạch bị va đập mạnh gây ảnh hưởng đến các kết nối và chức năng của thiết bị.
Lò vi sóng sử dụng lâu năm, các linh kiện điện tử trong board mạch có thể lão hóa, dẫn đến giảm hiệu suất hoạt động và hư hỏng.
Cách khắc phục:
Kiểm tra và sửa chữa bo mạch. Không tự ý sửa chữa tại nhà nếu không có chuyên môn.
Không đặt lò vi sóng ở nơi không bằng phẳng và vướng với các thiết bị khác để tránh bị va đập.
Đảm bảo bảo quản lò vi sóng ở nơi khô ráo để tránh ẩm ướt làm hư hỏng bo mạch.
5. Chịu tác động vật lý
Nếu lò vi sóng bị rơi từ trên cao xuống, nó có thể chịu một lực va đập mạnh, gây hư hỏng hoặc làm các linh kiện bên trong bị rời ra. Tình trạng này có thể khiến các phím trên bảng điều khiển không hoạt động được.
Cách khắc phục:
Tránh đặt lò vi sóng ở nơi có nguy cơ rơi hoặc bị va đập. Nếu xảy ra va chạm mạnh, kiểm tra và sửa chữa các linh kiện bên trong nếu cần thiết.
Cách sử dụng và bảo quản lò vi sóng bền lâu
Cùng chúng tôi tham khảo cách sử dụng và bảo quản lò vi sóng:
Cách sử dụng
Chỉ sử dụng các vật dụng nấu nướng phù hợp lò vi sóng như: gốm, sứ, thủy tinh, nhựa chuyên dụng,...
Không sử dụng lò vi sóng khi cửa lò bị hỏng hoặc nứt.
Không để trẻ em sử dụng lò vi sóng khi không có người lớn bên cạnh.
Không sử dụng lò vi sóng để rã đông thực phẩm quá lâu vì có thể làm mất đi hương vị và chất dinh dưỡng của thực phẩm.
Không sử dụng giấy bạc để bao bọc thức ăn khi hâm nóng trong lò vi sóng vì có thể gây ra tia lửa điện hoặc hỏng thiết bị.
Tránh dùng các dụng cụ bằng kim loại trong lò vi sóng vì kim loại có thể phản xạ và làm chuyển hướng sóng điện từ và gây hại cho lò và thực phẩm.
Các dụng cụ nấu nướng sẽ trở nên rất nóng khi bạn dùng chúng để hâm nóng thức ăn. Đeo găng tay bảo vệ trước khi chạm vào chúng để tránh bị bỏng.
Xác định thời gian nấu phù hợp cho từng món ăn. Nấu quá chín có thể làm thay đổi mùi vị của món ăn.
Đảm bảo rằng các dụng cụ nấu nướng phù hợp với kích thước ngăn chứa bên trong của lò vi sóng để nấu nướng hiệu quả.
Khi nấu trứng trong lò vi sóng, hãy đập trứng ra bát để đảm bảo có thể chín đều và tránh nguy cơ nổ.
Cách bảo quản
Để bảo quản lò vi sóng bền lâu thì bạn nên lưu ý:
Không sử dụng chung ổ điện với các thiết bị điện khác, để tránh tình trạng quá tải và đảm bảo nguồn điện ổn định.
Vệ sinh lò vi sóng thường xuyên sau mỗi lần sử dụng, hãy đợi lò nguội rồi dùng khăn mềm lau sạch cặn thức ăn và dầu mỡ bên trong.
Để vệ sinh và khử mùi lò vi sóng, bạn có thể đặt một chén nước chanh pha loãng vào buồng nấu. Cho lò hoạt động từ 5-10 phút để hơi nước bốc lên. Sau đó, dùng khăn mềm lau sạch các vết bẩn và dầu mỡ. Chanh không chỉ làm sạch mà còn giúp khử mùi hôi trong lò.
Thường xuyên kiểm tra gioăng cửa để đảm bảo nó không bị hở hoặc hư hỏng. Nếu gioăng không khít, nhiệt độ có thể thoát ra ngoài, làm tăng mức tiêu thụ điện và khiến thức ăn không chín đều. Thay thế gioăng kịp thời sẽ giúp lò vi sóng hoạt động hiệu quả và tiết kiệm điện năng.
Đặt lò vi sóng ở những nơi có nhiệt độ thấp, tránh ánh nắng trực tiếp từ mặt trời. Lò vi sóng đã tạo ra nhiệt khi hoạt động, nếu đặt ở nơi nhiệt độ cao, nhiệt không thể thoát ra dễ dàng, dẫn đến nguy cơ đứt cầu chì và hư hỏng thiết bị.
Trên đây là thông tin về nguyên nhân và cách xử lý lò vi sóng bị liệt phím bấm mà Junger đã tổng hợp. Hy vọng qua nội dung trên bạn sẽ có phương án xử lý tốt nhất khi gặp vấn đề này.