Hướng dẫn rửa máy hút mùi - Tẩy mỡ sạch sẽ
Việc vệ sinh rửa máy hút mùi định kỳ loại bỏ dầu mỡ bụi bẩn chất cặn giúp máy hoạt động ổn định, hiệu suất đảm bảo. Tránh tình trạng hỏng hóc hoặc máy làm việc không hiệu quả. Vậy cách thực hiện như thế nào cho đúng cách? Chuyên gia Junger chia sẻ chi tiết hướng dẫn trong nội dung dưới đây, cùng tìm hiểu nhé!
Tại sao nên vệ sinh máy hút mùi thường xuyên?
Máy hút mùi hoạt động theo nguyên lý hút dầu mỡ, cặn bẩn, mùi hôi tanh xung quanh, nhờ vậy điều hòa không khí trong căn bếp. Khi sử dụng lâu, các chất cặn bẩn này sẽ tích tụ trên bộ lọc của máy gây tắc nghẽn.
Không vệ sinh máy thường xuyên có thể gây ra các nguy cơ:
1. Ảnh hưởng đến sức khỏe
- Mùi hôi và khói bếp: Khi sử dụng lâu ngày, dầu mỡ và bụi bẩn sẽ tích tụ trên các bộ phận của máy, gây ra mùi hôi khó chịu và ảnh hưởng xấu đến sức khỏe hô hấp của bạn.
- Vi khuẩn và nấm mốc: Dầu mỡ và bụi bẩn cũng là môi trường lý tưởng cho vi khuẩn và nấm mốc phát triển. Vi khuẩn và nấm mốc có thể gây ra các bệnh như viêm họng, ho, hen suyễn,...
- Chất độc hại: Khi nấu nướng, một số chất độc hại như khí CO, NO2,... có thể được thải ra. Máy hút mùi có chức năng lọc sạch những chất độc hại này. Tuy nhiên, nếu không vệ sinh máy thường xuyên, các chất độc này có thể tích tụ trong máy và ảnh hưởng đến sức khỏe gia đình bạn.
2. Gây cháy nổ
- Dầu mỡ tích tụ: Dầu mỡ là chất dễ cháy. Nếu lâu ngày không vệ sinh, chúng sẽ tích tụ trên các bộ phận của máy, đặc biệt là tấm lọc mỡ. Khi gặp nhiệt độ cao, dầu mỡ có thể bốc cháy và gây ra cháy nổ.
- Quạt hút bị bám bẩn: Quạt hút có chức năng hút khói và mùi ra ngoài. Nếu quạt bị bám bẩn, hiệu quả hút sẽ giảm, dẫn đến việc khói và mùi bếp không được loại bỏ hoàn toàn. Điều này có thể gây ra nguy cơ cháy nổ nếu có lửa bùng phát trong bếp.
3. Giảm tuổi thọ
- Buộc động cơ hoạt động quá tải: Dầu mỡ bám dính lâu ngày dễ làm tắt nghẽn quạt hút, khiến động cơ quá tải và hỏng hóc.
- Ăn mòn các bộ phận kim loại: Các chất bẩn, dầu mỡ không được vệ sinh theo thời gian sẽ ăn mòn các bộ phận, làm giảm tuổi thọ của máy.
Do vậy, bạn nên vệ sinh máy hút mùi định kỳ:
- Vệ sinh tấm lưới lọc mỗi tuần một lần.
- Vệ sinh bộ lọc than hoạt tính từ 6 tháng đến 1 năm một lần.
- Bảo dưỡng động cơ máy định kỳ 1 năm một lần.
Các bước vệ sinh rửa máy hút mùi
Trước khi rửa máy hút mùi cần lưu ý đã ngắt hoàn toàn nguồn điện của máy, đồng thời sử dụng khăn mềm để lau chùi, tránh gây trầy xước, hư hỏng máy móc.
Dưới đây là các bước vệ sinh từng bộ phận của máy hút mùi.
Bước 1. Tháo rời tấm lưới lọc
Trước khi vệ sinh người dùng cần tháo rời các tấm lưới lọc ra khỏi máy. Lưu ý nhẹ tay tháo các khớp nối, tránh gây hỏng hóc các chốt.
Bước 2. Vệ sinh tấm lưới lọc
Đây là bộ phận bám nhiều dầu mỡ và khó vệ sinh nhất của máy.
- Với những vết bẩn nhẹ, bạn có thể ngâm lưới lọc vào dung dịch nước tẩy rửa pha loãng, sau khi các vết bẩn mềm thì cọ và rửa lại với nước.
- Với những vết bẩn bám chặt: Dùng dung dịch chất tẩy rửa pha với nước ấm, hoặc hỗn hợp tự nhiên gồm Baking soda và giấm trắng.
Bước 3. Lau các kẽ, mép lắp đặt tấm lọc
Xung quanh vị trí lắp đặt tấm lọc cũng bị bám nhiều dầu mỡ, bụi bẩn, do vậy đây cũng là vị trí cần vệ sinh thường xuyên.
Hãy nhúng khăn mềm vào dung dịch tẩy rửa chuyên dụng pha loãng, sau đó bạn dùng phần rìa khăn nhẹ nhàng luồn vào các khe để lau rửa.
Các bước rửa máy hút mùi
Bước 4. Thay bộ lọc than hoạt tính
Trong quá trình sử dụng, khi thấy khả năng làm sạch của máy không còn tốt nữa thì có thể do than hoạt tính cần được thay mới.
Với những máy hút mùi dùng than hoạt tính, người dùng nên thay trong vòng 6 tháng một lần. Bạn nên mua bộ lọc tại các địa chỉ uy tín, và hoàn toàn có thể tự tháo lắp đơn giản tại nhà.
Bước 5. Lau thân máy
Sử dụng khăn mềm ẩm để lau khoang trong và ngoài máy, lưu ý không nên lau quá mạnh tay tránh xước máy. Với những vết bẩn cứng đầu có thể dùng dung dịch cọ rửa chuyên dụng, hoặc dung dịch dấm trắng/chanh để lau.
Bước 6. Lắp đặt lại máy và chạy thử
Sau khi đã vệ sinh sạch sẽ máy hút mùi và lau khô. Bạn lắp đặt lại các bộ phận và chạy thử để đảm bảo máy đã hoạt động trơn tru nhé.
Mẹo hay tẩy mỡ ở máy hút mùi nhanh
Nếu bạn không có quá nhiều thời gian cọ rửa máy hút mùi, dưới đây là một vài mẹo giúp bạn đọc vệ sinh máy hút mùi tiết kiệm thời gian.
1. Sử dụng Baking soda và giấm
Dung dịch tự nhiên này có thể dùng thay thế các chất tẩy rửa để làm sạch máy. Cách thực hiện như sau:
- Vệ sinh tấm lọc: Đun sôi hỗn hợp 100ml dấm trắng và một muỗng canh Baking soda, sau đó cho tấm lọc vào đun tiếp. Sau 10-15 phút, chà nhẹ nhàng để làm sạch tấm lọc.
- Vệ sinh thân máy: Pha một chén dấm với 1 thìa baking soda, sau đó sử dụng khăn mềm nhúng vào dung dịch và lau thân máy, vỏ máy, cánh quạt phía bên trong.
Dung dịch này không chỉ giúp máy được sáng bóng, mà còn có tác dụng làm giảm các vết trầy xước nhẹ trên thân máy.
Mẹo rửa máy hút mùi
2. Sử dụng chất tẩy rửa
Với các vết bẩn cứng đầu, người dùng còn có thể pha hỗn hợp chất tẩy rửa như nước rửa chén vào nước ấm. Sau đó dùng khăn hoặc bàn chải cọ nhẹ màng lọc để các vết bẩn biến mất.
3. Dùng máy phun hơi nước
Sau khi tháo rời tấm lọc, nếu gia đình bạn có máy phun hơi nước thì có thể thực hiện như sau:
- Đặt một tấm vải phía dưới tấm màng lọc.
- Dùng máy phun hơi nước phun trực tiếp vào màng lọc, các vết bẩn khi đó sẽ chảy xuống tấm vải phía dưới.
- Lau khô và lắp tấm lọc lại vào máy.
4. Dùng lò vi sóng
Cách thực hiện:
- Xếp nhiều lớp giấy báo lên trên khay nướng, sau đó tháo và đặt tấm màng lọc lên trên các lớp báo.
- Làm nóng lò trước khoảng 250 độ C.
- Để khay nướng vào lò vi sóng và nướng khoảng 10-20 phút, sau đó lấy khay ra rửa sạch lại, để khô và lắp lại vào máy.
Lưu ý khi sử dụng máy hút mùi
Để máy hoạt động được hiệu quả và bền bỉ, dưới đây là một vài lưu ý khi lắp đặt và sử dụng.
1. Lắp đặt tại vị trí hợp lý
Vị trí tốt nhất để lắp đặt máy hút mùi là song song với bếp, cách đỉnh bếp ít nhất từ 70-80cm để máy phát huy tốt tác dụng. Bởi sức nóng khi nấu nướng tỏa ra từ bếp cũng sẽ ảnh hưởng đến hoạt động của máy nếu bạn lắp chúng quá gần nhau.
Lắp đặt máy hút mùi tại vị trí hợp lý
2. Công suất phù hợp
Đa phần các dòng máy hút mùi hiện nay có trang bị nhiều chế độ hút mùi khác nhau, tùy theo lượng dầu mỡ, mức độ mùi mà người dùng nên lựa chọn công suất phù hợp. Việc này giúp chúng ta tối ưu được công suất của máy.
3. Không tắt máy ngay sau khi nấu
Thông thường sau khi chế biến, mùi thức ăn vẫn còn đọng lại trong không gian bếp. Do vậy nên để máy hút mùi hoạt động thêm từ 5-10 phút sau khi tắt bếp để làm sạch hoàn toàn dầu mỡ, mùi hôi tanh trong căn bếp.
4. Vệ sinh máy thường xuyên
Thân máy và tấm lưới lọc nên được vệ sinh hàng tuần để đảm bảo hiệu quả làm việc cũng như tăng tuổi thọ cho máy. Bạn có thể dùng chất tẩy rửa chuyên dụng hoặc baking soda để làm sạch.
Rửa máy hút mùi thường xuyên để tăng tuổi thọ cho máy
5. Bảo dưỡng định kỳ
Để máy hút mùi hoạt động hiệu quả, đừng quên vệ sinh và bảo dưỡng máy thường xuyên. Một số bộ phận của máy nên được thay mới định kỳ như thay tấm lọc mỡ 2 tháng/lần, lọc than hoạt tính 6 tháng/lần, bảo dưỡng toàn bộ máy hút mùi 1 năm/lần.
Nên sửa chữa, bảo dưỡng máy tại các cơ sở uy tín để được đảm bảo chất lượng tốt nhất.
Trên đây là những chia sẻ của Junger chúng tôi về cách rửa máy hút mùi đơn giản và an toàn. Hy vọng bài viết giúp chiếc máy hút mùi trong căn bếp của bạn luôn được sạch sẽ và hoạt động hiệu quả nhất.
Đọc thêm các chia sẻ khác: