• Máy rửa bátBếp điện từ đôi CEJ-202Nồi
  • BếpLò vi sóngHồng ngoạiMáy hút mùi

Máy hút mùi không hút được - Nguyên nhân & cách xử lý

Chủ nhật, 07/07/2024 17:59 (GMT+07)

Máy hút mùi không hút được nguyên nhân do đâu, cách khắc phục như thế nào sẽ được Junger giải đáp thắc mắc trong bài viết dưới đây. Nếu máy hút mùi nhà bạn cũng đang gặp tình trạng này, hãy cùng tham khảo để xử lý kịp thời nhé!

Máy hút mùi không hút được - Nguyên nhân & cách xử lý

Tại sao máy hút mùi không hút được - Cách xử lý

1. Lưới lọc bị tắc

Nguyên nhân: Lưới lọc là một phần quan trọng của máy hút mùi, có chức năng lọc bụi bẩn và dầu mỡ trước khi khói và mùi. Nếu lưới lọc bị bẩn hoặc tắc nghẽn, động cơ vẫn hoạt động nhưng hiệu quả hút mùi sẽ giảm.

Cách xử lý: Vệ sinh máy hút mùi và lưới lọc định kỳ 1-2 lần mỗi tuần.

  • Tháo lưới lọc ra và ngâm vào chậu nước ấm có pha xà phòng trong khoảng 2 phút.

  • Dùng bàn chải chà sạch hai mặt của lưới lọc mỡ, để ráo rồi lắp lại.

  • Thay mới nếu lưới lọc quá cũ, hoặc rỉ sét nhiều.

Vệ sinh lưới lọc máy hút mùi thường xuyên tránh tắc nghẽn đảm bảo hiệu quả hoạt động

2. Than hoạt tính quá bẩn hoặc không thay mới định kỳ

Nguyên nhân: Than hoạt tính có khả năng loại bỏ bụi và mùi hôi tanh hôi từ thực phẩm hiệu quả khi nấu nướng giúp duy trì không gian bếp sạch sẽ và an toàn cho sức khỏe gia đình bạn.

Tuy nhiên, nếu không thay thế than hoạt tính định kỳ, khả năng lọc và khử mùi của máy sẽ giảm, dẫn đến hiệu suất hút mùi kém, mất khả năng khử mùi và xử lý khói, dầu mỡ, bụi bẩn nhỏ, dẫn đến việc các chất này dễ dàng xâm nhập vào linh kiện máy, gây bẩn và hư hỏng thiết bị.

Cách khắc phục:

  • Thay bộ lọc than hoạt tính định kỳ theo hướng dẫn của nhà sản xuất. Bạn có thể tự thay thế tại nhà theo hướng dẫn sau:

    • Bước 1: Tắt máy hút mùi và rút phích cắm điện trước khi tháo bộ lọc than.

    • Bước 2: Mở chốt bộ lọc và lấy vỉ than hoạt tính ra.

    • Bước 3: Tách hai mặt vỉ, đổ hết than cũ ra ngoài. Vệ sinh sạch sẽ tấm lưới lọc, dùng khăn thấm khô nước, sau đó đổ than hoạt tính mới vào.

    • Bước 4: Cắm điện lại và kiểm tra. Nếu máy hoạt động tốt, khử mùi nhanh và hiệu quả thì quá trình thay thế đã thành công.

    • Bước 5: Sau 3 tháng sử dụng, ngâm tấm lưới lọc vào nước ấm và dung dịch nước rửa chén để làm sạch các vết bụi và dầu mỡ bám trên bề mặt.

  • Thông thường, thay bộ lọc khoảng 2 lần/năm, tùy theo tần suất sử dụng, để duy trì hiệu quả hút mùi của máy.

Kiểm tra và thay bộ lọc than hoạt tính định kỳ nâng cao hiệu suất sử dụng

3. Ống thoát bị tắc

Nguyên nhân: Ống thoát khí giúp đẩy khí nóng, mùi dầu mỡ và mùi đồ ăn từ quá trình nấu nướng ra khỏi không gian bếp qua đường ống xả. Nếu ống thoát khí bị tắc nghẽn, máy hút mùi sẽ không hoạt động hiệu quả.

Cách khắc phục:

  • Kiểm tra và vệ sinh ống thoát khí định kỳ.

  • Tháo ống dẫn ra và kiểm tra xem có bị tắc nghẽn không.

  • Nếu phát hiện tắc nghẽn, hãy sử dụng dụng cụ chuyên dụng để làm sạch ống, giúp máy hút mùi hoạt động bình thường và hiệu quả.

4. Động cơ hỏng

Nguyên nhân: Động cơ bị hỏng có thể do dầu mỡ bám quá nhiều vào linh kiện, khiến máy hút mùi không hoạt động dù được cung cấp đủ nguồn điện, dẫn đến tình trạng cháy cuộn và hư hỏng động cơ.

Cách khắc phục:

  • Kiểm tra và thay thế động cơ thường xuyên nếu cần thiết.

  • Nếu không có chuyên môn, hãy nhờ sự hỗ trợ từ các chuyên viên tại trung tâm bảo hành để đảm bảo an toàn.

Liên hệ trung tâm bảo hành để được hỗ trợ nếu phát hiện động cơ máy hút mùi bị hỏng

5. Tụ điện bên trong máy hút mùi gặp sự cố

Nguyên nhân: Tụ điện là bộ phận quan trọng giúp máy hút mùi hoạt động an toàn và hiệu quả. Nếu máy hút mùi hoạt động liên tục với tần suất cao trong thời gian dài, tụ điện có thể bị quá tải và hư hỏng, dẫn đến hiệu suất hút giảm.

Cách khắc phục: Bạn không tự thay thế linh kiện mà cần nhờ sự hỗ trợ từ các chuyên viên tại trung tâm bảo hành để đảm bảo an toàn và hiệu quả.

Cách sử dụng và bảo quản máy hút mùi bền lâu

Để đảm bảo máy hút mùi hoạt động hiệu quả, độ bền cao, người dùng cần lưu ý một số điều sau:

  • Vệ sinh máy hút mùi thường xuyên 1-2 lần/ tuần để đảm bảo hoạt động lâu dài và hiệu quả.

  • Đảm bảo máy hút mùi được lắp đặt ở vị trí phù hợp, cách bếp khoảng 60-80cm để hút hết khói và mùi từ bếp.

  • Không được chạm vào đèn khi hút mùi đang hoạt động.

  •  Không để ngọn lửa ngay dưới máy hút mùi.

  • Không sử dụng những vật liệu dễ làm bùng ngọn lửa gần hút mùi.

  • Nên tắt máy hút mùi sau khi nấu từ 5-10 phút để hút triệt để khói, hơi dầu mỡ và mùi.

  • Sau khi sử dụng, lau bề mặt vỏ bằng khăn khô hoặc khăn có chất tẩy rửa trung tính.

  • Không sử dụng dung môi hữu cơ khi vệ sinh để tránh làm hỏng lớp phủ hoặc gây rỉ sét.

  • Vệ sinh bộ lọc để loại bỏ dầu mỡ và bụi bẩn, giúp máy hút mùi hoạt động hiệu quả hơn và kéo dài tuổi thọ.

  • Kiểm tra ống thoát và ống dẫn định kỳ đảm bảo các ống không bị tắc để tránh tình trạng máy hút mùi hoạt động yếu hoặc không hoạt động.

  • Điều chỉnh chế độ hút phù hợp với mức độ mùi và khói của món ăn trong bếp.

Như vậy, Junger đã giải đáp toàn bộ thắc mắc về nguyên nhân, cách khắc phục máy hút mùi không hút được và các mẹo sử dụng máy đạt hiệu quả và độ bền tốt nhất. Hy vọng với những thông tin mà chúng tôi cung cấp trong bài viết trên sẽ giúp bạn dễ dàng xử lý tình trạng này trên máy hút mùi.

Chia sẻ: