• Máy rửa bátBếp điện từ đôi CEJ-202Nồi
  • BếpLò vi sóngHồng ngoạiMáy hút mùi

Máy hút mùi hút yếu - Nguyên nhân & cách xử lý hiệu quả

Thứ hai, 08/07/2024 01:36 (GMT+07)

Máy hút mùi hút yếu là tình trạng mà khá nhiều đang gặp phải. Vậy hãy cùng Junger tìm hiểu chi tiết nguyên nhân và cách xử lý cũng như mẹo sử dụng đúng cách, nâng cao hiệu suất và độ bền cho thiết bị nhé.

Máy hút mùi hút yếu - Nguyên nhân & cách xử lý hiệu quả

Tại sao máy hút mùi hút yếu - Cách xử lý

Bạn có thể dễ dàng nhận biết tình trạng máy hút mùi yếu thông qua cảm quan. Nếu sau khi nấu ăn, mùi thức ăn, khói và dầu mỡ trong bếp vẫn còn quá nồng, gây cảm giác ngột ngạt, đó là dấu hiệu máy không còn hoạt động ổn định.

Bạn cũng có thể thử đặt một tờ giấy ăn, giấy bìa hoặc giấy báo lên mặt bếp, sau đó bật máy hút mùi. Nếu luồng không khí hoặc lực hút từ máy không đủ mạnh để làm bay giấy, điều này cho thấy máy đang hoạt động yếu và cần được sửa chữa ngay để không làm gián đoạn nhu cầu sử dụng của gia đình.

1. Tấm lọc của máy hút mùi bị bẩn

Nguyên nhân: Tấm lọc của máy hút mùi là một trong những linh kiện quan trọng, giúp ngăn ngừa mùi hôi lan tỏa trong không gian bếp.

Sau một thời gian sử dụng, bộ lọc của máy hút mùi có thể bị bám đầy mỡ, dầu mỡ và bụi bẩn. Từ đó, làm giảm khả năng hút mùi hiệu quả vì khi bộ lọc quá bẩn, luồng không khí không thể lưu thông dễ dàng, dẫn đến hiệu suất hút yếu đi.

Cách khắc phục: Vệ sinh tấm lọc định kỳ khoảng 1-2 lần/tuần.

  • Tháo tấm lọc rời ra khỏi máy hút mùi

  • Pha nước nóng với chất tẩy rửa trong một thau.

  • Ngâm lưới lọc của máy hút mùi vào dung dịch này từ 10 đến 30 phút.

  • Sử dụng bàn chải để chà sạch dầu mỡ và bụi bẩn trên lưới lọc.

  • Lau khô lưới lọc bằng khăn và lắp lại vào máy.

Tháo rời bộ lọc và vệ sinh định kỳ 1-2 tuần/lần để đảm bảo máy hoạt động ổn định

2. Không thay than hoạt tính thường xuyên

Nguyên nhân: Vai trò quan trọng của than hoạt tính trong máy hút mùi là lọc bỏ mùi hôi và tạp chất trong không khí. Tuy nhiên, nếu không thay than hoạt tính định kỳ, than hoạt tính sẽ bị bão hòa và không thể thực hiện chức năng của nó.

Hậu quả là hiệu suất hút mùi giảm sút, mùi hôi khó chịu không được loại bỏ hoàn toàn, thậm chí còn lan tỏa khắp nhà. Khi than hoạt tính mất đi khả năng hấp thụ, máy hút mùi sẽ hoạt động yếu ớt và không thể lọc khử mùi hiệu quả.

Cách khắc phục: Kiểm tra và thay thế định kỳ than hoạt tính khoảng 1-2 lần/năm. Bạn có thể dễ dàng thay thế tại nhà với một vài bước đơn giản sau:

  • Bước 1: Rút phích cắm để tắt nguồn máy hút mùi.

  • Bước 2: Mở chốt lưới lọc và lấy vỉ lọc than hoạt tính ra.

  • Bước 3: Nếu vỉ lọc có hai mặt nhựa cứng, mở chốt, tách vỉ và đổ hết than hoạt tính cũ. Rửa sạch vỉ lọc, lau khô, rồi đặt than hoạt tính mới vào bên trong và lắp lại vỉ.

  • Bước 4: Nếu vỉ lọc có một mặt nhựa và một mặt vải, cắt lớp vải và đổ hết than hoạt tính cũ. Giặt sạch lớp vải và phơi khô dưới ánh nắng mặt trời. Đổ than hoạt tính mới vào, dán lại hai mặt bằng băng keo và lắp vỉ lọc vào máy.

  • Bước 5: Cắm dây nguồn vào ổ điện, bật máy và kiểm tra hoạt động.

Thay thế than hoạt tính thường xuyên để đảm bảo hiệu quả hút mùi

3. Động cơ máy hút mùi hoạt động yếu

Máy hút mùi hoạt động yếu có thể do nhiều nguyên nhân, bao gồm:

  • Động cơ máy hoạt động yếu, không thể tạo ra đủ lượng khí để loại bỏ mùi hôi, khói, và khí độc hại khi nấu nướng.

  • Các bộ phận của động cơ hoặc hệ thống vận hành bên trong máy hút mùi bị hỏng hoặc giảm hiệu suất.

  • Hệ thống thông gió bị tắc khiến động cơ không hoạt động đúng công suất.

Cách khắc phục:

  • Khi động cơ máy hút mùi chạy yếu, người dùng cần kiểm tra và thay mới động cơ.

  • Không nên tự ý sửa chữa để tránh gây hư hỏng các linh kiện khác.

  • Liên hệ bộ phận kỹ thuật có chuyên môn để đảm bảo thực hiện đúng cách.

  • Thường xuyên vệ sinh máy hút mùi để đảm bảo hoạt động trơn tru và bền bỉ hơn.

4. Hệ thống ống thoát không được lắp đặt đúng

Nguyên nhân:

  • Hệ thống ống thoát không được cài đặt hoặc lắp đúng cách, luồng không khí và mùi sẽ bị cản trở, dẫn đến hiệu suất hút kém.

  • Gặp sự cố như cắt đứt hoặc rò rỉ ở đường ống dẫn khí, luồng không khí sẽ không được điều hướng đúng cách, làm giảm hiệu suất hút của máy.

Cách khắc phục:

  • Đảm bảo rằng các khớp nối và ống thoát khí đã được gắn chặt và không bị lỏng hoặc hở. Ống thoát khí không bị gấp khúc hoặc uốn cong quá mức, gây cản trở luồng không khí.

  • Nếu lắp đặt không đúng, hãy liên hệ với kỹ thuật viên chuyên nghiệp để kiểm tra và sửa chữa hệ thống nếu bạn không có chuyên môn.

  • Kiểm tra ống thoát khí không bị tắc và làm sạch ống thoát khí hoặc loại bỏ bất kỳ chướng ngại vật nào có thể gây tắc ống thoát.

Kiểm tra và đảm bảo hệ thống ống dẫn, thoát khí hoạt động đúng cách

5. Tụ điện gặp sự cố

Nguyên nhân: Khi tụ điện bị hỏng, máy hút mùi có thể hoạt động yếu, phát ra tiếng ồn lớn hoặc không hoạt động hoàn toàn. Nguyên nhân dẫn tới lỗi này có thể do:

  • Sử dụng sai cách, dùng điện áp quá cao

  • Điều kiện môi trường không phù hợp như: độ ẩm cao, nhiệt độ quá cao

  • Sử dụng máy trong thời gian dài.

Cách khắc phục:

  • Sử dụng máy đúng cách, bảo quản máy ở nơi khô ráo, thoáng mát

  • Thay tụ điện định kỳ theo khuyến cáo của nhà sản xuất.

  • Liên hệ trung tâm sửa chữa và bảo dưỡng để được hỗ trợ, không tự ý thay thế nếu không có chuyên môn.

Cách sử dụng và bảo quản máy hút mùi bền lâu

Để giúp máy hút mùi hoạt động hiệu quả, trơn tru và bền bỉ, tránh tình trạng hút yếu, bạn nên nắm được một số "mẹo" sử dụng dưới đây:

1. Chọn công suất máy phù hợp với không gian bếp

Công suất là yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến hiệu quả hút mùi của máy. Nên chọn máy có công suất phù hợp với diện tích bếp:

  • Diện tích bếp nhỏ (dưới 10m²): Nên chọn máy hút mùi có công suất từ 600 - 800 m³/h.

  • Diện tích bếp trung bình (10 - 15m²): Nên chọn máy hút mùi có công suất từ 900 - 1200 m³/h.

  • Diện tích bếp lớn (trên 15m²): Nên chọn máy hút mùi có công suất từ 1200 m³/h trở lên.

Ngoài ra, còn phụ thuộc vào nhu cầu sử dụng hàng ngày, nếu:

  • Nấu nướng thường xuyên: Nên chọn máy có công suất cao (từ 1200 m³/h trở lên).

  • Nấu nướng ít: Chọn máy có công suất vừa phải (từ 600 - 1200 m³/h).

Chọn công suất máy phù hợp với không gian bếp để đảm bảo công năng của thiết bị

2. Khởi động máy 10 phút trước khi nấu ăn

Nên khởi động máy hút mùi 10 phút ở công suất thấp trước khi nấu ăn để kiểm tra hoạt động của máy và đảm bảo lưu thông luồng khí hiệu quả.

3. Không tắt máy ngay sau khi nấu ăn

Sau khi nấu ăn, mùi trong bếp vẫn còn tồn đọng rất nhiều, vì vậy bạn không nên tắt máy hút mùi ngay mà nên để máy hoạt động thêm từ 10 đến 15 phút, giúp loại bỏ mùi thức ăn và khói trong căn bếp một cách triệt để.

Một số dòng máy cao cấp như máy hút mùi Junger được trang bị tính năng tự động tắt sau 3 phút mang đến sự tiện lợi, giúp tiết kiệm điện năng và đảm bảo không gian bếp luôn sạch sẽ mà bạn không cần phải nhớ tắt máy sau khi nấu.

4. Điều chỉnh mức công suất phù hợp

Không nên bắt đầu với công suất tối đa cho máy hút mùi khi mới bắt đầu nấu ăn để tránh làm máy hoạt động quá mức và gây hư hỏng.

Thay vào đó, khi bắt đầu nấu ăn, nên điều chỉnh máy hút mùi ở công suất thấp nhất và lựa chọn các món ít mùi như luộc, hấp, và các món tương tự. Khi chuyển sang nấu các món có nhiều mùi như chiên, rán, bạn có thể tăng dần công suất để đảm bảo máy luôn hoạt động hiệu quả và kéo dài tuổi thọ của máy.

Như vậy Junger đã gửi đến bạn thông tin về nguyên nhân và cách khắc phục máy hút mùi yếu. Hy vọng qua bài viết trên bạn sẽ dễ dàng xử lý khi máy chạy yếu và có thêm những mẹo sử dụng hữu ích giúp nâng cao hiệu suất hoạt động của máy.

Chia sẻ: