• Máy rửa bátBếp điện từ đôi CEJ-202Nồi
  • BếpLò vi sóngHồng ngoạiMáy hút mùi

Mặt bếp hồng ngoại bị cháy, rộp, ố - Cách xử lý hiệu quả

Thứ ba, 06/08/2024 00:33 (GMT+07)

Mặt bếp hồng ngoại bị cháy có ảnh hưởng gì không là quan tâm của khá nhiều người dùng khi gặp phải tình trạng này. Cùng Junger đi tìm hiểu giải đáp, nguyên nhân và cách vệ sinh mặt bếp hồng ngoại bị cháy trong bài viết bên dưới nhé!

Mặt bếp hồng ngoại bị cháy, rộp, ố - Cách xử lý hiệu quả

Mặt bếp hồng ngoại bị cháy có ảnh hưởng gì không?

Mặt bếp hồng ngoại bị cháy không chỉ ảnh hưởng đến hiệu suất nấu nướng mà còn tiềm ẩn nhiều rủi ro về an toàn. Với lớp cháy nhẹ, bạn có thể tự vệ sinh tại nhà bằng cách sử dụng dụng cụ vệ sinh chuyên dụng và chất tẩy rửa phù hợp. Nếu lớp cháy quá dày hoặc phát hiện hỏng hóc nghiêm trọng, tốt nhất là nên liên hệ với bộ phận kỹ thuật hoặc dịch vụ sửa chữa chuyên nghiệp để được hỗ trợ, tránh tự ý can thiệp gây hư hỏng nặng thêm. Mặt kính bếp hồng ngoại bị rộp, ố dẫn đến:

  • Lớp cháy đen bám chặt trên mặt kính làm mất đi vẻ sáng bóng và sang trọng của bếp.

  • Vùng cháy trên mặt bếp có thể làm cho nhiệt không được phân phối đều, dẫn đến giảm khả năng truyền nhiệt, khiến việc nấu ăn trở nên kém hiệu quả và tốn nhiều thời gian hơn.

  • Nếu lớp cháy quá dày, bếp hồng ngoại có thể không nhận nồi, khiến bạn không thể tiếp tục nấu ăn.

  • Các chất cháy có thể bám vào bề mặt bếp, tạo điều kiện cho việc phát sinh lửa, làm tăng nguy cơ cháy nổ trong quá trình nấu ăn.

Mặt bếp hồng ngoại bị cháy làm mất đi vẻ sáng bóng của mặt kính và giảm hiệu suất nấu

Nguyên nhân mặt bếp hồng ngoại bị cháy

  • Trong quá trình nấu nướng, thức ăn hoặc chất lỏng có thể trào ra và khô cứng trên bề mặt bếp, tạo thành lớp cháy.

  • Người dùng có thể vô tình làm rơi hoặc để các vật dụng không chịu nhiệt lên bếp khi đang hoạt động. Những vật này bị cháy và khét do nhiệt độ cao, làm bám cháy trên mặt kính.

  • Nếu không vệ sinh mặt bếp thường xuyên và đúng cách, bụi bẩn và dầu mỡ sẽ tích tụ, dẫn đến bề mặt kính bị hư hỏng và giảm hiệu suất sử dụng.

  • Các loại nồi và chảo có đáy không phẳng hoặc không phù hợp với bếp hồng ngoại có thể làm nhiệt tập trung quá mức tại một vị trí, dẫn đến nguy cơ cháy mặt bếp.

Thức ăn tràn ra và khô cứng trên bề mặt bếp, tạo thành lớp cháy

Hướng dẫn cách vệ sinh mặt bếp hồng ngoại bị cháy

1. Dụng cụ cần chuẩn bị

Trước khi vệ sinh bề mặt bếp hồng ngoại, bạn cần chuẩn bị các dụng cụ sau:

  • Baking soda

  • Nước rửa chén hoặc chất tẩy rửa chuyên dụng như Cif, Gift,... để loại bỏ cặn thức ăn.

  • Nước ấm.

  • Miếng bọt biển và khăn mềm

  • Muỗng nhựa, dao cạo dành cho bếp điện, cọ,...

2. Cách bước vệ sinh

  • Bước 1: Rút dây điện và chờ cho bếp nguội hoàn toàn trước khi bắt đầu vệ sinh.

  • Bước 2: Dùng một khăn mềm nhúng vào nước ấm pha với nước rửa chén, sau đó vắt khô khăn và lau các vị trí có các vết cháy trong khoảng 5 - 10 phút.

Dùng một khăn mềm nhúng vào nước ấm pha với nước rửa chén để lau vị trí bị cháy trong khoảng 5-10 phút

  • Bước 3: Sử dụng dao cạo để loại bỏ các vết cháy và mảng thức ăn bám lâu ngày trên bề mặt bếp.

Dùng dao cạo chuyên dụng để loại bỏ vết cháy, mảng thức ăn bám chặt trên bề mặt bếp

  • Bước 4: Đối với các vết bẩn cứng đầu, pha 2 muỗng bột baking soda với 1 muỗng nước cốt chanh và nửa muỗng nước ấm, sau đó đổ hỗn hợp này lên các vết bẩn và để trong 15 - 20 phút.

Pha bột baking soda với nước ấm, chanh để xử lý các vết bẩn cứng đầu

  • Bước 5: Sử dụng miếng bọt biển để lau sạch các vết bẩn còn bám trên mặt bếp. Sau đó, dùng khăn sạch thấm nước ấm để lau sạch mặt bếp một lần nữa. Cuối cùng, lau khô mặt bếp bằng khăn khô.

Sử dụng khăn mềm khô lau sạch lại bếp

3. Lưu ý khi xử lý các vết cháy trên bếp hồng ngoại

  • Tắt nguồn điện trước khi vệ sinh và chờ khoảng 5 - 10 phút để quạt tản nhiệt hoàn toàn nguội trước khi bắt đầu vệ sinh.

  • Không sử dụng các vật sắc nhọn: bàn chải hay miếng chùi kim loại để vệ sinh mặt kính tránh trầy xước bề mặt.

  • Nên vệ sinh bếp sau khi nấu nướng để tránh vết bẩn dính vào mặt kính quá lâu, gây hư hại bề mặt bếp và làm cho việc vệ sinh trở nên khó khăn.

  • Không được vệ sinh bếp trực tiếp bằng vòi nước để tránh làm ướt mạch điện bên trong, có thể gây hư hỏng bếp hồng ngoại.

  • Lau khô mặt bếp sau khi vệ sinh xong đảm bảo mặt bếp khô ráo, tránh ẩm ướt.

Cách sử dụng để tránh bị cháy mặt bếp

Để bảo vệ mặt bếp hồng ngoại luôn sáng bóng và bền đẹp, việc sử dụng đúng cách là vô cùng quan trọng.

  • Không nên để nước tràn ra khi sử dụng bếp, vì mặt bếp được làm từ kính, có thể dễ dàng bị nứt do sốc nhiệt đột ngột. Nên lựa chọn những dòng bếp được trang bị tính năng tự ngắt khi thức ăn tràn ra mặt bếp như dòng bếp hồng ngoại Junger.

  • Vệ sinh mặt bếp thường xuyên, đặc biệt là sau khi nấu ăn, để loại bỏ dầu mỡ và các vật dụng rơi vãi trên mặt bếp.

  • Khi sử dụng đồ vật trên mặt bếp, hạn chế kéo lê và va chạm mạnh để tránh làm xước hoặc vỡ mặt kính chịu nhiệt.

  • Sử dụng nồi và chảo có đáy phẳng để tránh việc nhiệt được tập trung vào một điểm, có thể dẫn đến cháy mặt bếp.

  • Tránh đặt các vật nặng lên bề mặt bếp khi bếp vẫn còn nóng, vì điều này có thể gây ra biến dạng hoặc nứt vỡ mặt kính.

  • Thường xuyên kiểm tra bề mặt bếp để phát hiện sớm các dấu hiệu như nứt, xước hoặc bất kỳ bất thường nào khác.

Vệ sinh mặt bếp thường xuyên sau mỗi lần nấu nướng tránh tình trạng mặt kính bị cháy, rộp, ố

Trên đây là bài viết về nguyên nhân và cách vệ sinh mặt bếp hồng ngoại bị cháy, rộp, ố đơn giản, tại nhà mà bạn có thể tham khảo. Với những thông tin Junger cung cấp trong bài, hy vọng bạn sẽ có thêm kinh nghiệm sử dụng bếp đúng cách và đảm bảo an toàn.

Chia sẻ: