Mặt bếp gỗ có tốt không - Ưu, nhược điểm
Mặt bếp gỗ mang lại vẻ đẹp ấm cúng nhưng không kém phần sang trọng cho căn bếp. Tuy nhiên, vật liệu này cũng có những nhược điểm nhất định so với các loại vật liệu khác. Cùng Junger phân tích kỹ hơn về vật liệu này để có quyết định phù hợp nhất nhé.
Mặt bếp gỗ có tốt không - Ưu, nhược điểm
Mặt bếp bằng gỗ là gì?
Mặt bếp bằng gỗ là loại mặt bếp được làm từ chất liệu gỗ tự nhiên hoặc gỗ công nghiệp. Đây là một lựa chọn phổ biến cho những ai yêu thích vẻ đẹp ấm cúng, tự nhiên và muốn tạo điểm nhấn độc đáo cho không gian bếp của mình.
Các loại gỗ phổ biến cho mặt bàn bếp
Mỗi loại chất liệu gỗ cho bề mặt bếp đều có những ưa nhược điểm riêng, dưới đây là các loại gỗ phổ biến nhất hiện nay.
1. Gỗ óc chó
Gỗ óc chó có tính thẩm mỹ cao với những đường nét vân gỗ đẹp mắt, đi cùng với màu sắc ấm áp. Ngoài ra, gỗ cũng có độ bền cao chịu lực tốt.
Tuy nhiên gỗ óc chó có giá thành khá cao, thường phù hợp với phong cách nội thất cổ điển và sang trọng.
2. Gỗ sồi
Gỗ sồi có giá thành thấp hơn gỗ óc chó, nhưng vẫn đem lại độ bền cao, chịu lực tốt. Vân gỗ sồi thường rõ nét và có màu sắc đa dạng.
Dòng gỗ này phù hợp với nhiều phong cách nội thất, từ cổ điển đến hiện đại.
3. Gỗ tần bì
Gỗ tần bì có vân gỗ thẳng, màu sắc sáng, dễ gia công, giá thành hợp lý. Tuy nhiên, độ cứng của chúng không bằng gỗ sồi hoặc gỗ óc chó.
Gỗ phù hợp với phong cách nội thất hiện đại, trẻ trung.
4. Gỗ xoan đào
Gỗ xoan đào tuy không có độ bền cao như các loại gỗ khác, nhưng nó đem lại vẻ đẹp độc đáo vưới vân gỗ tinh tế, màu sắc hồng nhạt và đặc biệt dễ gia công.
Gỗ phù hợp với phong cách nội thất cổ điển, mang hơi hướng vintage.
5. Gỗ bạch dương
Với giá thành cao, gỗ bạch dương mang vân gỗ mịn, màu sắc sáng, tạo điểm nhấn cho không gian bếp. Gỗ cũng có độ cứng cao, chống trầy xước tốt, bền bỉ theo thời gian.
Gỗ bạch dương phù hợp với phong cách nội thất hiện đại, sang trọng.
Mặt bếp gỗ đem lại không gian sang trọng, ấm cúng
Đặc điểm mặt bàn bếp làm bằng gỗ
Ưu điểm:
- Thẩm mỹ cao: Vân gỗ tự nhiên tạo nên những đường nét tinh tế, mang đến vẻ đẹp ấm áp, độc đáo cho căn bếp của bạn.
- Cá nhân hóa: Bạn có thể lựa chọn màu sắc, vân gỗ riêng để tạo nên một mặt bàn bếp độc đáo, thể hiện cá tính riêng của gia chủ.
- Bền vững: Các loại gỗ cứng như gỗ óc chó, gỗ sồi... có độ bền cao, chịu lực tốt.
- Thân thiện môi trường: Gỗ là vật liệu tự nhiên, thân thiện với môi trường và dễ phân hủy sinh học.
Nhược điểm:
- Dễ bị ẩm mốc: Gỗ là vật liệu rất dễ hấp thụ nước, sinh ra ẩm mốc, gây ảnh hưởng đến sức khỏe và độ bền của mặt bếp.
- Dễ bị trầy xước: Bề mặt gỗ dễ bị trầy xước bởi dao kéo hoặc vật cứng kéo lê hơn các vật liệu khác.
- Khó vệ sinh: Các vết bẩn, dầu mỡ dễ bám vào bề mặt gỗ thường khó vệ sinh hơn so với các loại vật liệu khác.
- Giá thành cao: Vật liệu bề mặt gỗ đặc biệt là các loại gỗ quý, thường có giá thành cao.
- Yêu cầu bảo dưỡng thường xuyên: Bạn cần bảo dưỡng bề mặt định kỳ bằng các loại dầu, sáp để giữ gìn vẻ đẹp và độ bền cho chất liệu.
Đặc điểm của mặt bếp gỗ
Có nên làm mặt bếp bằng gỗ không?
Dưới đây là bảng so sánh mặt bếp gỗ với các vật liệu khác, bạn đọc có thể tham khảo.
Tiêu chí | Gỗ | Đá | Inox |
Thẩm mỹ | Ấm cúng, tự nhiên, sang trọng | Sang trọng, hiện đại. | Hiện đại, bóng loáng |
Độ bền | Tốt | Rất bền, chịu lực tốt | Rất bền, không bị ăn mòn |
Khả năng chống thấm | Kém | Tốt | Tốt |
Khả năng chịu nhiệt | Kém | Tốt | Tốt |
Khả năng chống xước | Kém | Tốt | Tốt |
Dễ vệ sinh | Khó, cần bảo dưỡng thường xuyên | Dễ | Dễ |
Giá thành | Khá cao, tùy loại gỗ | Cao | Trung bình |
Môi trường | Thân thiện với môi trường | Thân thiện với môi trường | Không thân thiện với môi trường |
Tóm lại, vật liệu gỗ mang lại vẻ đẹp tự nhiên, ấm cúng nhưng lại dễ bị ẩm mốc, trầy xước và cần bảo dưỡng thường xuyên. Do vậy, gỗ sẽ phù hợp với những ai yêu thích phong cách cổ điển, sang trọng và sẵn sàng dành thời gian chăm sóc hơn các vật liệu khác.
Lưu ý khi sử dụng và bảo quản mặt bàn bếp bằng gỗ
Lưu ý khi sử dụng:
- Không đặt nồi, chảo nóng trực tiếp lên mặt bàn để tránh làm biến dạng hoặc cháy gỗ, hãy sử dụng lót nồi hoặc miếng cách nhiệt.
- Không cắt thái trực tiếp trên bề mặt bếp tránh trầy xước.
- Hạn chế đổ nước lên bền mặt gỗ, vì nước có thể làm gỗ bị ẩm mốc.
- Không để đồ ăn, thức uống có màu sắc đậm đặc trên mặt bàn quá lâu, tránh để để lại vết ố trên bề mặt gỗ.
- Không kéo lê, đặt vật nặng lên bề mặt gỗ.
Lưu ý khi bảo quản:
- Vệ sinh, lau chùi mặt bàn bằng sau mỗi lần sử dụng để giữ bề mặt luôn sạch sẽ.
- Sử dụng chất tẩy rửa nhẹ nhàng, tránh sử dụng các chất tẩy rửa có tính axit mạnh vì chúng có thể làm hỏng bề mặt bếp.
- Đánh bóng mặt bàn bằng dầu hoặc sáp chuyên dụng cho gỗ định kỳ để giữ gìn vẻ đẹp và độ bền.
- Bảo vệ khỏi ánh nắng trực tiếp tránh gỗ bị phai màu và khô nứt.
- Kiểm tra mặt bàn định kỳ để phát hiện các dấu hiệu hư hỏng và xử lý kịp thời.
Trên đây là những đặc điểm của loại mặt bếp gỗ và so sánh chúng với các chất liệu khác. Gỗ sẽ là lựa chọn thích hợp cho những ai yêu thích phong cách ấm cúng và sang trọng. Tuy nhiên, hãy sử dụng và bảo quản chúng đúng cách để mặt bếp gỗ luôn được sáng bóng và bền bỉ nhé.