• Máy rửa bátBếp điện từ đôi CEJ-202Nồi
  • BếpLò vi sóngHồng ngoạiMáy hút mùi

12 hiểu lầm về máy rửa bát & những lưu ý khi sử dụng

Thứ tư, 26/06/2024 09:54 (GMT+07)

Máy rửa bát đang dần trở thành thiết bị gia dụng không thể thiếu trong các hộ gia đình hiện đại bởi sự tiện lợi và hiệu quả mà nó mang lại. Tuy nhiên, vẫn còn rất nhiều hiểu lầm về máy rửa bát khiến người dùng khó khăn trong việc lựa chọn sản phẩm phù hợp với gia đình. Vì vậy trong bài viết này, Junger sẽ giải đáp những thắc mắc thường gặp để mang đến cho người dùng cái nhìn toàn diện và chính xác nhất về máy rửa bát. Cùng theo dõi nhé.

12 hiểu lầm phổ biến về máy rửa bát

1. Nồi niêu xoong chảo bị bong tróc khi rửa bằng máy rửa bát?

Nhiều người e ngại sử dụng máy rửa bát để rửa nồi niêu xoong chảo vì lo lắng rằng lực phun nước mạnh và hóa chất tẩy rửa sẽ làm bong tróc lớp men hoặc lớp chống dính của dụng cụ nấu nướng. Tuy nhiên, đây là một hiểu lầm phổ biến và không hoàn toàn chính xác.

Có một số nguyên nhân dẫn đến tình trạng này mà không phải do máy rửa bát:

  • Chất lượng nồi niêu xoong chảo: Nồi niêu xoong chảo giá rẻ, kém chất lượng thường có lớp men hoặc lớp chống dính mỏng manh, dễ bong tróc khi tiếp xúc với nhiệt độ cao, hóa chất tẩy rửa mạnh hoặc va chạm mạnh.
  • Xếp đặt nồi niêu xoong chảo không đúng cách: Xếp chồng nồi niêu xoong chảo lên nhau hoặc để quá sát nhau trong máy rửa bát có thể khiến chúng va chạm, trầy xước và bong tróc lớp men/lớp chống dính.
  • Sử dụng hóa chất tẩy rửa không phù hợp: Một số loại hóa chất tẩy rửa có tính axit hoặc kiềm cao có thể bào mòn lớp men/lớp chống dính của nồi niêu xoong chảo.

Do đó, máy rửa bát không phải “thủ phạm” làm bong tróc nồi niêu xoong chảo như mọi người vẫn hay lầm tưởng. Điều quan trọng là cần trang bị bộ nồi chảo cao cấp và sử dụng máy rửa bát đúng cách sẽ tránh được tình trạng này.

2. Máy rửa bát hé cửa tự động là tính năng hiện đại cần phải có?

Máy rửa bát hé cửa tự động là một tính năng được trang bị trên một số dòng máy rửa bát giúp tự động mở cửa máy sau khi kết thúc chu trình rửa để thoát hơi nước và làm khô bát đĩa. Nhiều người lầm tưởng rằng đây là một tính năng hiện đại và cần thiết để sở hữu một chiếc máy rửa bát tốt. Nhưng trên thực tế, tính năng này không hoàn toàn cần thiết bởi:

  • Sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho côn trùng, kiến, gián, chuột chui vào trong khoang máy. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến tuổi thọ máy mà còn làm ô nhiễm bát đĩa, gây hại đến sức khỏe người sử dụng.
  • Thời gian để làm khô bát đĩa hoàn toàn lâu hơn các loại máy có chương trình sấy khô khác. Đặc biệt, các đồ chén đĩa bằng nhựa sẽ khó có thể khô 100%.

Trên thị trường có rất nhiều loại máy rửa bát được trang bị công nghệ sấy hiện đại mà bạn hoàn toàn có thể mua với mức giá “mềm hơn”. Như công nghệ sấy nóng Junger Super Dry Tech sử dụng thanh gia nhiệt kết hợp lượng nhiệt tồn dư của nước nóng sinh ra trong quá trình rửa. Hệ thống quạt gió đối lưu hỗ trợ làm khô tăng cường cho toàn bộ chén bát tốt hơn, giúp tiết kiệm năng lượng hiệu quả với công nghệ tái tạo năng lượng.

Máy rửa bát Junger Leopard DWJ-143 được tích hợp công nghệ sấy nóng Junger Super Dry Tech hỗ trợ làm khô tăng cường cho toàn bộ chén bát tốt hơn.

3. Máy rửa bát có loại có sấy hoặc không có sấy?

Hầu hết các máy rửa bát hiện đại trên thị trường đều có chức năng sấy, bao gồm cả những máy rửa bát giá rẻ. Sự khác biệt giữa các máy rửa bát về chức năng sấy không nằm ở việc có sấy hay không sấy, mà nằm ở loại công nghệ sấy được sử dụng. Máy rửa bát có công nghệ sấy tiên tiến sẽ giúp làm khô bát đĩa nhanh hơn, hiệu quả hơn và bảo vệ bát đĩa tốt hơn.

4. Cách xếp bát đĩa không ảnh hưởng đến hiệu quả sấy khô?

Hoàn toàn sai lầm. Việc xếp bát đĩa đúng cách là yếu tố quan trọng quyết định hiệu quả sấy khô bát đĩa nồi niêu xoong chảo. Nếu xếp bát sai cách thì dù sử dụng máy rửa bát xịn đến đâu cũng vẫn đọng nước ở bát và không khô hoàn toàn. Theo đó:

  • Giữa các vật dụng cần có khoảng trống để khí nóng và hơi nước lưu thông dễ dàng, đảm bảo mọi ngóc ngách đều được sấy khô hoàn toàn.
  • Nếu bát đĩa bị xếp chồng chéo hoặc quá chặt, nước có thể đọng lại ở các vị trí khuất, cản trở quá trình sấy khô và làm xuất hiện các vệt nước hay vết bẩn.
  • Ngoài ra, việc đặt bát đĩa lộn xộn cũng có thể làm giảm hiệu quả làm sạch vì nước và chất tẩy rửa không thể tiếp cận hết các bề mặt.

Việc xếp bát đĩa một cách khoa học không chỉ giúp nâng cao hiệu quả sấy khô mà còn giúp đảm bảo máy rửa bát hoạt động hiệu quả và kéo dài tuổi thọ của máy.

5. Máy rửa bát âm tủ/bán âm tủ bé hơn máy độc lập?

Trên thực tế, điều này là không đúng. Về cơ bản, máy rửa bát âm tủ và bán âm tủ có cùng dung tích và kích thước bên trong như máy rửa bát độc lập. Điểm khác biệt là máy rửa bát độc lập có vỏ bao quanh và nắp che nóc, giúp máy có thể đặt tự do ở bất cứ đâu trong không gian bếp mà không cần phải lắp vào khoang tủ. Tuy nhiên, những thành phần này có thể tháo ra được, và khi đã tháo bỏ, kích thước của máy rửa bát độc lập trở nên tương đồng với máy rửa bát âm tủ hoặc bán âm tủ.

6. Máy rửa bát chỉ lắp được trong tủ bếp khi đã có sẵn chỗ?

Máy rửa bát hoàn toàn có thể đặt bên ngoài tủ bếp và vẫn hoạt động hiệu quả nhờ có hệ thống bơm giúp dẫn nước thải ra ngoài, cho phép lắp đặt linh hoạt và dẫn ống cấp thoát đi xa.

Ngoài ra, nếu tủ bếp hiện tại không đủ không gian, người dùng vẫn có nhiều giải pháp để điều chỉnh hoặc nâng cấp kết cấu tủ bếp để lắp đặt máy rửa bát như:

  • Điều chỉnh kích thước tủ bếp, nới rộng để tạo ra đủ không gian cho máy rửa bát.
  • Nâng cao mặt đá trong trường hợp tủ bếp quá thấp để tạo không gian phù hợp cho máy rửa bát.
  • Nếu không gian toàn bộ tủ bếp quá thấp hoặc không đủ chỗ, có thể nâng cả dãy tủ bếp lên để đủ chiều cao lắp đặt máy.

Do đó, bạn không nhất thiết phải từ bỏ việc lắp máy rửa bát chỉ vì tủ bếp hiện tại không đủ kích cỡ. Và cũng không cần phải cố chọn những loại máy rửa bát nhỏ hơn không đáp ứng đủ nhu cầu sử dụng chỉ vì lo ngại tủ bếp quá thấp.

Máy rửa bát Junger Leopard DWJ-140 có thể lắp âm hoặc để độc lập, chân đế có thể nâng hạ tùy chỉnh.

7. Máy rửa bát bắt buộc phải đặt xuống dưới sàn?

Việc lắp máy rửa bát dưới sàn hoặc trong gầm tủ bếp chủ yếu là để tối ưu hóa không gian sử dụng và tạo cảm giác gọn gàng cho nhà bếp. Tuy nhiên, đây không phải là yêu cầu bắt buộc. Bạn có thể linh hoạt chọn vị trí đặt máy rửa bát sao cho phù hợp với thiết kế và không gian bếp của mình. Hơn nữa, việc đặt máy rửa bát lên cao là hoàn toàn khả thi và có thể mang lại nhiều lợi ích:

  • Giúp người dùng không phải cúi nhiều khi xếp bát đĩa, đỡ bị mỏi lưng và đầu gối khi xếp và lấy bát đĩa.
  • Có thể dùng các loại chân kê, tương tự như chân kê máy giặt, để nâng máy rửa bát lên. Vị trí lý tưởng là tầm 30-40 cm tính từ sàn, nhưng tùy thuộc vào chiều cao của người sử dụng để điều chỉnh sao cho thuận tiện nhất.
  • Nhiều dòng máy rửa bát nhỏ được thiết kế để đặt trên bàn, giúp tiết kiệm không gian mà vẫn tận dụng được tiện ích của máy rửa bát. Đặc biệt hữu ích cho những gian bếp nhỏ hoặc không có không gian dưới sàn.

8. Máy rửa bát không sạch bằng rửa bằng tay?

Điều này chỉ đúng một phần. Không thể phủ nhận máy rửa bát vượt trội hơn so với rửa tay trong một số khía cạnh nhưng vẫn tồn tại một số hạn chế nhất định.

  • Máy rửa bát sử dụng áp lực cao kết hợp với chất tẩy rửa chuyên dụng giúp loại bỏ hiệu quả các vết bẩn bám trên chén dĩa.
  • Máy rửa bát sử dụng nước nóng với nhiệt độ cao lên đến 75°C giúp diệt khuẩn hiệu quả hơn nhiều so với việc rửa tay bằng nước ấm. Đặc biệt một số máy rửa bát hiện đại như Junger còn có tính năng diệt khuẩn bằng tia UV giúp loại bỏ tới 99,99% vi khuẩn.

Tuy nhiên, máy rửa bát vẫn có hạn chế trong việc xử lý các vết bẩn khô cháy cứng đầu bám trên nồi, chảo. Do đó, người dùng cần ngâm và cọ tay những vết bẩn này trước rồi mới cho vào máy rửa bát.

Máy rửa bát Junger Leopard DWJ-100 sở hữu công nghệ khử trùng/diệt khuẩn bằng tia UV tiêu diệt đến 99,99% vi khuẩn, ngăn chặn vi khuẩn, nấm mốc.

9. Máy rửa bát có thể rửa được tất cả mọi thứ?

Không đúng. Có nhiều vật dụng không nên rửa bằng máy rửa bát vì có thể gây hư hỏng như:

  • Đồ dùng kim loại: Nhôm, gang, sắt dễ bị oxy hóa, bong tróc lớp phủ khi tiếp xúc với nhiệt độ cao và hóa chất trong máy rửa bát.
  • Đồ nhựa kém chịu nhiệt: Dễ bị biến dạng, nứt nẻ, thậm chí giải phóng chất độc hại.
  • Đồ thủy tinh, sành sứ có viền mạ vàng, bạc: Lớp mạ có thể bị bong tróc, phai màu khi tiếp xúc với nước nóng và hóa chất.

Tuy nhiên, người dùng có thể hạn chế tình trạng trên với một số cách sau:

  • Chọn chương trình rửa phù hợp: Một số máy rửa bát hiện đại như máy rửa bát Junger được trang bị các chương trình rửa riêng biệt dành cho các loại vật dụng nhạy cảm như ly, chén, đĩa mỏng.
  • Chọn chế độ phun yếu hơn: Giúp giảm tác động mạnh của nước lên bề mặt vật dụng.
  • Sử dụng chất tẩy rửa nhẹ nhàng: Chọn loại chất tẩy rửa chuyên dụng cho máy rửa bát, không có hóa chất mạnh để hạn chế ảnh hưởng đến vật dụng.
  • Đối với các vật dụng quá nhạy cảm hoặc có giá trị cao, rửa bằng tay vẫn là lựa chọn an toàn nhất để đảm bảo không gây hư hỏng.

10. Phải tráng thật sạch bát đĩa rồi cho vào thì máy rửa bát?

Đúng nhất là chỉ cần loại bỏ rác và đồ ăn thừa trước khi đưa vào máy rửa, còn các vết bẩn thông thường có thể tan thì không cần phải tráng kỹ. Việc tráng bát quá sạch có thể khiến các chương trình tự động hoặc thông minh của máy nhận diện sai và dẫn đến việc rửa không sạch.

Tuy nhiên, không có nghĩa là ăn xong và chúng ta cho ngay bát đĩa vào máy rửa bát. Bởi nếu làm thế thì máy sẽ bị tắc rác. Do đó, người dùng cần:

  • Hạn chế rửa sạch những vết bẩn nhẹ.
  • Loại bỏ các thức ăn thừa lớn, những vật dụng cứng không tan như xương, hoa quả.
  • Cọ tay các vết bẩn như trứng cháy hay cặn nước thịt ninh vì những chất này không tan và khó rửa sạch.

Ngoài ra, vẫn có những trường hợp tráng bát có lợi hơn không tráng là khi sử dụng chất tẩy rửa thuần hữu cơ, có khả năng tẩy rửa yếu hơn so với các chất hóa học truyền thống. Việc hỗ trợ máy rửa bát bằng cách tráng sạch trước một phần sẽ giúp sản phẩm rửa ra được sạch hơn.

11. Máy rửa bát không cần chất tẩy rửa chuyên dụng vẫn sạch?

Đây là vấn đề “muôn thuở” mà rất nhiều người dùng hiểu nhầm. Mặc dù máy rửa bát phun nước nóng với áp lực cao cũng có thể làm tan mỡ và chà sạch các vết bẩn thông thường nhưng vẫn bắt buộc phải có chất tẩy rửa, chất làm bóng và muối chuyên dụng để tối ưu hiệu quả làm sạch và bảo vệ máy.

Chất tẩy rửa:

  • Đánh bay vết bẩn cứng đầu, diệt khuẩn, tăng độ sáng bóng và loại bỏ dầu mỡ, tránh việc khi nước nguội sẽ làm mỡ đóng cứng lại bên trong đường xả và ống thoát của máy.
  • Các loại viên rửa cao cấp có thể làm sạch với nước ở nhiệt độ thấp, giúp bảo vệ các đồ dễ vỡ như ly thủy tinh tốt hơn.
  • Thay thế nước rửa bát thông thường để tránh làm gây hư hại cho máy và phân hủy ra thành các chất có hại.

Nước làm bóng:

  • Giúp bát đĩa khô và sạch hơn: Giảm sức căng bề mặt của nước giúp nước trôi đi khỏi bát đĩa và nội thất máy dễ dàng hơn và giúp máy bền hơn.
  • An toàn để sử dụng: Tất cả các thành phần trong nước làm bóng đều là các hóa chất được dùng trong ngành thực phẩm, đã được các cơ quan chức năng xếp hạng là an toàn.

Muối:

  • Giúp làm mềm nước, ngăn ngừa tình trạng đóng cặn canxi trong máy rửa bát.
  • Không được dùng muối ăn thay cho muối rửa bát bởi vì tuy bản chất cùng là muối Natri Clorua nhưng muối ăn không chứa nhiều các chất bổ trợ có ích cho máy rửa bát.

12. Chương trình càng dài thời gian thì càng tốn điện tốn nước?

Chương trình rửa dài với nhiệt độ thấp thường tiết kiệm năng lượng và nước hơn so với chương trình ngắn với nhiệt độ cao. Lý do là vì lượng điện năng tiêu thụ cho việc đun nóng nước cao hơn nhiều so với việc vận hành bơm phun nước.

Do đó, việc sử dụng chương trình rửa với nhiệt độ nước nóng vừa phải, thời gian ngâm lâu, phun nước từ từ và rửa chậm trong thời gian dài sẽ giúp làm mềm và loại bỏ chất bẩn và tiết kiệm điện nước tối ưu. Tuy nhiên, hiệu quả làm sạch của nước nóng ở nhiệt độ cao là không thể phủ nhận, vì vậy, tùy thuộc vào loại và mức độ bẩn của bát đĩa mà người dùng có thể lựa chọn chương trình rửa phù hợp.

Hiểu được điều đó, Junger đã ứng dụng vào dòng sản phẩm máy rửa bát Junger Leopard công nghệ rửa AI tự động nhận diện độ bẩn của bát để điều chỉnh lượng nước và thời gian rửa.  Điều này không chỉ giúp tiết kiệm năng lượng và nước mà còn đảm bảo rửa sạch hiệu quả.

Máy rửa bát Junger DWJ-103 được trang bị công nghệ Junger Super AI Cleaning tự động điều chỉnh thời gian và lượng nước rửa phù hợp giúp tiết kiệm thời gian, lượng điện nước tới 30%

Những lưu ý khi sử dụng máy rửa bát

Để đảm bảo độ bền và an toàn cho bát đĩa cũng như tuổi thọ của máy, bạn cần lưu ý một số điều sau.

1. Các loại bát đĩa/đồ dùng dành cho máy rửa bát

Bộ đồ ăn thường dùng trong gia đình có thể rửa được trong máy rửa bát, tuy nhiên môi trường rửa của máy (nhiệt độ, rửa bát, chất tẩy rửa, v.v.) có thể có tác dụng khác nhau trên các loại vật dụng khác nhau. Do đó, người dùng cần xem xét cẩn thận và lựa chọn những loại vật dụng thích hợp cho máy rửa bát. 

Những vật dụng sau không phù hợp để rửa bằng máy rửa bát

  • Dao kéo có tay cầm bằng gỗ, sành sứ hoặc khảm xà cừ lâu ngày sẽ bong miếng ép cán cầm và dao nhanh cùn.
  • Đồ nhựa không chịu nhiệt, dao kéo cũ có các bộ phận không chịu nhiệt độ cao.
  • Đồ trang sức, vật dụng bằng đồng hoặc đồ pha lê.
  • Các vật dụng bằng thép sẽ bị rỉ sét do quá trình sấy khô.
  • Các vật dụng làm từ sợi tổng hợp.
  • Các bộ phận bằng bạc và nhôm có xu hướng mất màu trong quá trình rửa.
  • Bát đĩa mạ vàng hoặc có hoa văn tráng men có thể bị mờ nếu rửa máy thường xuyên.

2. Cách xếp bát đĩa vào máy rửa bát

Để máy rửa bát hoạt động tốt nhất, hãy làm theo các hướng dẫn xếp bát đĩa sau.

  • Xếp ly rượu, cốc thuỷ tinh nên ở ngăn trên vì ngăn dưới nước xối mạnh sẽ làm ly bị đục.
  • Xếp các vật dụng rỗng như cốc, ly, chảo với phần miệng hướng xuống dưới để nước chảy ra ngoài.
  • Các vật dụng bị cong hoặc những vật có hốc cần được xếp nghiêng để nước có thể chảy ra.
  • Xếp bát đĩa chắc chắn, vững vàng, không lật đổ trong quá trình rửa.
  • Sắp xếp sao cho các cánh tay phun có thể xoay tự do trong quá trình rửa.
  • Xếp các vật dụng rỗng với phần miệng hướng xuống để nước không đọng lại.
  • Tránh xếp bát đĩa, dao kéo chồng lên nhau hoặc che khuất lẫn nhau.
  • Đặt dao, kéo sắc nhọn nằm ngang trong giá đỡ trên.
  • Không xếp quá tải máy để đảm bảo hiệu quả làm sạch và tiết kiệm năng lượng.
  • Kiểm tra lại sau khi xếp để đảm bảo tay phun nước không vướng vào bất kỳ vật dụng nào.

Xếp bát đĩa đúng cách vào máy rửa bát giúp máy rửa bát hoạt động hiệu quả, bát đĩa sạch khô sáng bóng.

3. Các bước sử dụng máy rửa bát

  • Trước khi xếp bát đĩa vào máy rửa bát, bạn cần loại bỏ thức ăn thừa.
  • Nếu bát đĩa nhiễm bẩn mạnh, khô cứng, xoong nồi bị cháy đóng cặn cứng... bạn cần ngâm tráng và cọ tay trước khi xếp bát vào máy.
  • Xếp bát vào giá đỡ dưới trước, sau đó mới xếp giá đỡ trên. 
  • Cho lượng chất tẩy rửa, chất làm bóng và muối chuyên dụng vào máy theo hướng dẫn.
  • Tham khảo sách hướng dẫn sử dụng để chọn chương trình rửa phù hợp với loại bát đĩa và mức độ bẩn.
  • Nhấn nút Start để bắt đầu chu trình rửa.

4. Vệ sinh và bảo quản máy rửa bát

Vệ sinh máy:

Vệ sinh máy rửa bát định kỳ ít nhất 1 lần/tháng để loại bỏ cặn bẩn, thức ăn thừa và mùi hôi. Bạn nên sử dụng chất tẩy rửa chuyên dụng để vệ sinh máy rửa bát, đảm bảo máy sạch sâu và loại bỏ hoàn toàn vết bẩn, nấm mốc.

Bảo quản máy: 

  • Để máy rửa bát ở nơi khô ráo, thoáng mát.
  • Tránh đặt máy rửa bát gần nguồn nhiệt hoặc nơi có độ ẩm cao.
  • Không sử dụng máy rửa bát khi nguồn điện không ổn định.
  • Rút phích cắm điện khi không sử dụng máy rửa bát trong thời gian dài.

Như vậy Junger đã giải đáp những hiểu lầm thường gặp về máy rửa bát. Hy vọng qua bài viết này, bạn đọc sẽ nắm vững những thông tin về máy rửa bát, về cách sử dụng và bảo quản bền lâu. Đừng quên ghé trang web Junger để lựa chọn cho gia đình chiếc máy rửa bát hiện đại nhất nhé.

Chia sẻ: