• Máy rửa bátBếp điện từ đôi CEJ-202Nồi
  • BếpLò vi sóngHồng ngoạiMáy hút mùi

Bếp từ có nóng không, có bị bỏng không? Cách sử dụng

Thứ sáu, 06/09/2024 00:15 (GMT+07)

Bếp từ có nóng không, có bị bỏng không là thông tin được nhiều người dùng tìm hiểu khi sử dụng bếp từ để đảm bảo an toàn trong quá trình sử dụng. Cùng Junger đi tìm hiểu thông tin chi tiết trong bài viết bên dưới nhé!

Bếp từ có nóng không, có bị bỏng không? Cách sử dụng

Nguyên lý hoạt động của bếp từ

Nguyên lý hoạt động của bếp từ dựa trên dòng điện cảm ứng (Fuco) để làm nóng. Khi cắm điện, dòng điện sẽ chạy qua cuộn dây cảm ứng (mâm nhiệt) dưới mặt kính, tạo ra từ trường biến đổi với tần số cao. Khi đặt nồi có đáy nhiễm từ như nồi nhôm hoặc inox lên bếp sẽ hấp thụ từ trường này.

Dòng điện Fuco sinh ra trong đáy nồi sẽ làm nóng nồi, từ đó nấu chín thức ăn. Bếp từ truyền nhiệt trực tiếp đến nồi, giúp nấu ăn nhanh chóng và tiết kiệm năng lượng hơn so với bếp gas hoặc bếp điện. Ngoài ra, do không có ngọn lửa trần hay nhiệt độ cao, bếp từ an toàn hơn khi sử dụng và có hiệu suất cao hơn.

 Bếp từ dựa trên dòng điện cảm ứng (Fuco) để làm nóng và chín thức ăn

Bề mặt bếp từ có nóng không, có thể chạm vào không?

Bề mặt bếp từ hoạt động theo nguyên lý truyền nhiệt trực tiếp vào đáy nồi, nên phần lớn nhiệt được tập trung tại đáy nồi và không truyền ra xung quanh. Do đó, bề mặt bếp xung quanh vùng nấu không bị nóng như các loại bếp truyền thống.

Tuy nhiên, trong quá trình nấu ăn, phần mặt kính trực tiếp dưới nồi có thể nóng lên do nhiệt tỏa từ đáy nồi. Vì vậy, mặc dù bạn có thể chạm vào các khu vực xung quanh vùng nấu mà không lo bị bỏng nhưng vẫn cần cẩn thận khi tiếp xúc với vùng ngay dưới nồi sau khi vừa nấu xong vì nhiệt độ vẫn có thể cao. Để đảm bảo an toàn, nên chờ bếp nguội hoàn toàn trước khi vệ sinh hoặc chạm vào vùng vừa nấu.

Bề mặt bếp từ xung quanh vùng nấu không bị quá nóng như các loại bếp truyền thống

Trường hợp bếp từ bị nóng phải làm sao?

Tuy nhiên, trong một số tình huống bếp từ bị nóng thì nguyên nhân do đâu và cách khắc phục ra sao, cùng tìm hiểu ngay thông tin bên dưới nhé!

1. Bếp từ bị nóng do sử dụng không đúng cách

Bếp từ có thể bị nóng khi hoạt động ở nhiệt độ và công suất cao trong thời gian dài, dẫn đến quá tải. Điều này thường được cảnh báo qua mã lỗi E1 xuất hiện trên màn hình điều khiển, báo hiệu bếp đang quá nhiệt.

Bếp từ bị nóng do sử dụng ở nhiệt độ cao trong thời gian dài

Cách khắc phục:

  • Tắt ngay nguồn điện của bếp từ bằng cách tắt công tắc nguồn.

  • Để bếp từ nguội tự nhiên trong khoảng 20-30 phút. Không sử dụng bếp cho đến khi bếp nguội hoàn toàn.

  • Sau khi bếp đã nguội, bật lại bếp và nếu mã lỗi không còn xuất hiện, bạn có thể tiếp tục sử dụng.

  • Nếu thử cách trên mà bếp vẫn còn nóng, hãy liên hệ trung tâm bảo hành để được hỗ trợ.

2. Quạt tản nhiệt hỏng

Quạt tản nhiệt đóng vai trò quan trọng trong việc làm mát linh kiện bếp từ. Khi quạt bị hỏng hay bị chặn, nhiệt lượng không được giải phóng hiệu quả, khiến bếp quá nhiệt và dễ gây hư hỏng nghiêm trọng.

Dấu hiệu nhận biết quạt tản nhiệt hỏng:

  • Bếp từ nóng bất thường, đặc biệt tại khu vực quạt.

  • Bếp tự ngắt đột ngột trong quá trình sử dụng.

  • Xuất hiện tiếng kêu lạ, như tiếng rít hoặc rè.

  • Hoạt động quạt không ổn định, lúc chạy, lúc không.

Cách khắc phục:

  • Tắt bếp, rút phích cắm, đợi bếp nguội hoàn toàn. Tháo vỏ và kiểm tra quạt tản nhiệt.

  • Vệ sinh quạt nếu bị bụi bẩn gây kẹt.

  • Nếu quạt hỏng, cần thay mới ngay.

  • Liên hệ trung tâm bảo hành hoặc kỹ thuật viên chuyên sửa bếp điện để được hỗ trợ nhanh chóng.

  • Đảm bảo không có vật dụng nào chặn luồng không khí xung quanh quạt tản nhiệt.

3. Bếp từ bị nóng do dụng cụ nấu

Nhiệt độ của dụng cụ nấu vượt quá 280°C do thiết kế đáy mỏng nhiệt tập trung gây quá nhiệt hay bếp hoạt động ở công suất lớn trong thời gian dài khiến nhiệt độ tăng nhanh. Khi đó, dòng điện vào bếp tăng cao, làm bếp từ nóng lên, kèm theo mã lỗi E4 xuất hiện.

Bếp từ bị nóng do dụng cụ nấu vượt quá 280 độ C

Cách khắc phục:

  • Kiểm tra nguồn điện cấp cho bếp từ, liên hệ kỹ thuật viên nếu không có kỹ thuật chuyên môn để tránh làm ảnh hưởng đến bộ phận khác.

  • Đảm bảo sử dụng dụng cụ nấu phù hợp với bếp từ và không vượt quá nhiệt độ an toàn.

  • Giảm cài đặt nhiệt độ bếp để hạn chế sự nóng lên quá mức.

4. Bếp từ bị nóng do trở cảm biến (IGBT) quá nhiệt

Khi IGBT của bếp từ quá nhiệt, mã lỗi E5 sẽ xuất hiện.

Nguyên nhân trở cảm biến quá nhiệt:

  • Khi bếp từ hoạt động ở mức công suất lớn liên tục, IGBT phải chịu tải cao, dẫn đến tình trạng quá nhiệt.

  • Sử dụng IGBT kém chất lượng, không rõ nguồn gốc không đáp ứng được yêu cầu của bếp gây ra quá nhiệt.

  • Lắp sai loại IGBT cho bếp từ khiến không chịu được nhiệt độ trong quá trình vận hành, gây quá nhiệt thậm chí cháy nổ.

Cách khắc phục:

  • Tắt nguồn điện của bếp từ.

  • Liên hệ dịch vụ kỹ thuật để kiểm tra và thay thế linh kiện IGBT, không tự ý thay tại nhà tránh gây ra hỏng hóc thêm.

5. Bếp từ bị nóng do cảm biến nhiệt

Khi cảm biến nhiệt gặp sự cố hoặc bị lỏng, hay nhiệt độ đáy nồi quá cao, khiến bếp từ bị nóng và có thể xuất hiện mã lỗi E6.

Cách khắc phục:

  • Tắt nguồn điện của bếp từ.

  • Giảm cài đặt nhiệt độ bếp để tránh quá nhiệt.

  • Liên hệ nhân viên kỹ thuật để kiểm tra và sửa chữa cảm biến nhiệt.

Lưu ý: Nếu sau khi khởi động lại, nhiệt độ bếp từ vẫn không giảm, bạn cần tắt bếp, rút dây điện và liên hệ với đơn vị sửa chữa. Không tự ý mở bếp để tránh nguy hiểm và đảm bảo an toàn cho bản thân.

Hướng dẫn cách sử dụng bếp từ an toàn, hiệu quả

Để sử dụng bếp an toàn và hiệu quả, bạn cần lưu ý một số điều sau:

  • Đảm bảo bếp được lắp đặt ở nơi thông thoáng để tản nhiệt hiệu quả.

  • Khi đun nấu xong, nên để bếp nguội trước khi lau chùi, hạn chế lau khi bếp còn nóng.

  • Tránh đặt nồi chảo lên bếp khi không đun nấu.

  • Tránh sử dụng bếp ở nhiệt độ hoặc công suất quá cao trong thời gian dài.

  • Tránh để nước trào lên mặt bếp, đặc biệt khi mặt bếp đang nóng dẫn đến thay đổi nhiệt đột ngột gây nứt vỡ mặt kính dẫn đến mất an toàn và ảnh hưởng tuổi thọ của thiết bị.

  • Đảm bảo trẻ em không chạm tay vào mặt bếp trong và sau khi nấu.

  • Không dùng vật cứng hay sắc nhọn để tác động lên vùng nấu của bếp từ nếu không có kỹ năng và phương pháp đúng, tránh làm vỡ kính bếp.

  • Đảm bảo nguồn điện ổn định, tránh quá tải, chập chờn, gây nguy cơ cháy nổ và giảm tuổi thọ của bếp.

  • Sử dụng nồi nấu phù hợp với bếp từ: đáy nhiễm từ, dày dặn, phẳng không lồi lõm để đảm bảo truyền nhiệt tốt, tiết kiệm điện năng.

  • Điều chỉnh nhiệt độ phù hợp với từng món ăn để đảm bảo giữ trọn hương vị và dinh dưỡng.

Đặt bếp từ ở nơi thoáng mát để đảm bảo bếp dễ tản nhiệt, hoạt động hiệu quả

Như vậy, Junger đã gửi đến bạn toàn bộ thông tin về bếp từ có nóng không, có bị bỏng không. Qua bài viết trên, hy vọng bạn sẽ có thêm những mẹo sử dụng bếp từ đúng cách, an toàn.

Chia sẻ: