• Máy rửa bátBếp điện từ đôi CEJ-202Nồi
  • BếpLò vi sóngHồng ngoạiMáy hút mùi

Bếp từ có mùi khét phải làm sao - Tìm hiểu nguyên nhân

Thứ bảy, 07/09/2024 11:52 (GMT+07)

Bếp từ có mùi khét nguyên nhân do đâu và cách xử lý cho từng tình huống như thế nào sẽ được Junger giải đáp chi tiết trong bài viết bên dưới. Cùng tìm hiểu chi tiết ngay bên dưới nhé!

Bếp từ có mùi khét phải làm sao - Tìm hiểu nguyên nhân

Nguyên nhân và cách xử lý khi bếp từ có mùi khét

1. Sự cố với công tắc bếp, đầu nối, hoặc bộ điều khiển

Công tắc bếp, đầu nối và bộ điều khiển là những thành phần quan trọng trong việc vận hành bếp từ. Nếu các bộ phận này gặp vấn đề, bếp từ có thể phát ra mùi khét.

  • Công tắc bị hỏng: Do sử dụng lâu ngày, công tắc có thể bị mòn, cháy, gây ra hiện tượng chập chờn và phát ra mùi khét.

  • Đầu nối lỏng lẻo: Các đầu nối trong mạch điện có thể bị lỏng, oxi hóa, gây ra tiếp xúc kém và sinh nhiệt.

  • Bộ điều khiển gặp lỗi hoặc hỏng hóc do thời gian sử dụng lâu hay quá trình đun nấu bị tràn nước ra mặt bếp, lâu dần khiến bộ điều khiển bị chập cháy gây ra mùi khét.

Cách xử lý

  • Kiểm tra cẩn thận công tắc trên bếp từ, nếu công tắc bị hỏng, không vào điện hãy thay thế công tắc mới. Bạn hoàn toàn có thể mua công tắc mới và tiến hành thay thế tại nhà.

  • Kiểm tra các đầu dây nối trong mạch điện, nếu không có kinh nghiệm, hãy liên hệ trung tâm bảo hành để được hỗ trợ.

  • Thử bấm và kiếm tra bộ điều khiển còn hoạt động tốt không, nếu bếp không phản ứng khi thao tác trên bảng điều khiển hãy liên hệ nhân viên kỹ thuật có chuyên môn, không tự ý sửa tránh gây ra hỏng hóc thêm. 

Kiểm tra cẩn thận các bộ phận trên bếp từ để đảm bảo công tắc, đầu nối không bị chập cháy, hỏng hóc

2. Vòng cảm ứng của bếp bị cháy

Vòng cảm ứng là bộ phận quan trọng để bếp từ nhận biết nồi nấu và truyền nhiệt, khi bị hỏng sẽ ảnh hưởng đến khả năng hoạt động của bếp. Vòng cảm ứng bị cháy có thể do một số nguyên nhân sau:

  • Bụi bẩn hoặc dầu mỡ tích tụ trên bề mặt vòng cảm ứng

  • Sử dụng nồi nấu không phù hợp, để nồi trống trên bếp, nấu ở nhiệt độ quá cao trong thời gian dài.

  • Các vật kim loại hoặc các chất lỏng rơi vào vòng cảm ứng và gây chập cháy.

Cách xử lý

  • Ngắt nguồn điện bếp từ.

  • Dùng sản phẩm làm sạch phù hợp theo hướng dẫn của nhà sản xuất để loại bỏ bụi bẩn và dầu mỡ tích tụ trên vòng cảm ứng. 

  • Nếu phát hiện vết nứt hoặc dấu hiệu hỏng hóc trên vòng cảm ứng, bạn nên thay thế vòng cảm ứng mới để đảm bảo an toàn và hiệu suất của bếp.

  • Liên hệ trung tâm bảo hành để được hỗ trợ, tránh tự ý sửa tại nhà nếu không có chuyên môn.

3. Bảng lọc bị cháy

Bảng lọc trong bếp từ có nhiệm vụ loại bỏ nhiễu điện, bảo vệ các linh kiện khác của bếp. Khi bảng lọc bị cháy, không chỉ gây ra mùi khét mà còn có thể ảnh hưởng đến hoạt động của bếp và có thể gây cháy nổ. Nguyên nhân khiến bảng lọc bị cháy: 

  • Chất lượng bảng lọc làm từ linh kiện điện tử kém chất lượng, không chịu được nhiệt độ cao.

  • Sử dụng nhiều thiết bị điện cùng lúc, gây quá tải cho hệ thống điện.

  • Sử dụng bếp từ trong môi trường ẩm ướt có thể khiến linh kiện điện tử trên bảng lọc bị oxy hóa, giảm tuổi thọ và dễ hỏng.

  • Đặt nồi không phù hợp, nấu ở nhiệt độ quá cao hoặc trong thời gian dài có thể làm quá tải bảng lọc và dẫn đến tình trạng cháy.

Cách khắc phục

Khi phát hiện bảng lọc bếp từ bị cháy, hãy ngắt nguồn điện và liên hệ với kỹ thuật viên chuyên nghiệp để kiểm tra và xử lý an toàn.

Nếu bảng lọc bị cháy hãy liên hệ trung tâm bảo hành hoặc kỹ thuật viên có chuyên môn để được hỗ trợ

4. Bảng mạch gặp hư hỏng

Bảng mạch bị hỏng gây ra mùi khét bởi các nguyên nhân sau:

  • Sử dụng sai cách nhưbật bếp khi không có nồi chảo trên mặt bếp, sử dụng trong môi trường ẩm ướt.

  • Va đập mạnh có thể làm hỏng các linh kiện bên trong bếp từ, ảnh hưởng đến bảng mạch.

  • Bếp từ bị rò điện có thể gây ra cháy nổ cho các linh kiện trên bảng mạch, dẫn đến hư hỏng.

Cách khắc phục

  • Khi phát hiện mùi khét từ bếp từ, cần ngay lập tức kiểm tra bảng mạch. Nếu thấy các linh kiện trên bảng mạch bị cháy hoặc hỏng thì cần thay thế các linh kiện bị lỗi.

  • Trong trường hợp bảng mạch bị hư hỏng nghiêm trọng, cần thay thế toàn bộ bảng mạch.

  • Không nên tự ý thay thế tại nhà, hãy liên hệ trung tâm bảo hành hoặc nhân viên kỹ thuật có chuyên môn để được hỗ trợ.

5. Quạt tản nhiệt bị bám bụi bẩn

Khi quạt tản nhiệt bị bám bụi, dầu mỡ, các mảnh vụn thức ăn, quá trình tản nhiệt sẽ bị cản trở. Điều này dẫn đến:

  • Bếp hoạt động quá tải khiến quạt phải làm việc nhiều hơn để tản nhiệt, gây ra ma sát và sinh nhiệt.

  • Khi nhiệt độ tăng cao, bụi bẩn bám trên quạt có thể bị đốt cháy, gây ra mùi khét khó chịu.

  • Việc quá tải liên tục có thể làm giảm tuổi thọ của quạt và các linh kiện khác trong bếp.

Cách khắc phục

  • Tắt nguồn điện và tháo quạt tản nhiệt ra.

  • Sử dụng bàn chải mềm và dung dịch làm sạch thích hợp để loại bỏ bụi bẩn, dầu mỡ và các chất bẩn khác.

  • Sau khi làm sạch, hãy lau khô quạt và lắp lại vào đúng vị trí.

  • Kiểm tra hệ thống thông gió và làm sạch để đảm bảo không bị tắc nghẽn.

Vệ sinh quạt tản nhiệt, loại bỏ bụi bẩn, dầu mỡ và các chất bẩn khác

6. Thức ăn bám trên bếp bị cháy

Mùi khét từ bếp từ thường xuất phát từ việc thức ăn hoặc dầu mỡ bám vào bề mặt bếp trong quá trình nấu nướng và bị cháy. Từ đó, tạo ra mùi khó chịu khi bếp hoạt động.

Hay xuất phát từ việc thức ăn bị tràn ra ngoài trong quá trình nấu và tiếp xúc với bề mặt bếp. Khi thức ăn tràn ra gặp phải nhiệt độ cao, nó có thể cháy và tạo ra mùi khét.

Cách khắc phục

  • Tắt bếp và để nguội hoàn toàn.

  • Lau sạch các vết bẩn và dầu mỡ bám trên bề mặt bếp. Sử dụng chất tẩy rửa để loại bỏ thức ăn và dầu mỡ.

  • Vệ sinh lưới lọc và quạt hút thường xuyên để loại bỏ mỡ và bụi bẩn tích tụ.

  • Kiểm tra và vệ sinh quạt tản nhiệt, đảm bảo  không bị tắc nghẽn.

  • Đối với các vết bẩn hoặc dầu mỡ cứng đầu, hãy sử dụng chất tẩy rửa chuyên dụng để làm sạch bếp từ hiệu quả.

  • Lau sạch ngay các vết bẩn do thức ăn tràn ra, tránh để chúng cháy và bám vào bề mặt bếp từ.

Cách sử dụng bếp từ an toàn, tránh bị cháy khét

Khi sử dụng bếp từ, bạn cần chú ý một số điều sau để đảm bảo an toàn:

  • Đảm bảo bếp từ hoạt động bình thường và không có vấn đề an toàn trước khi bắt đầu nấu nướng.

  • Vệ sinh mặt bếp từ sạch sẽ sau mỗi lần đun nấu để loại bỏ thức ăn thừa rơi trên mặt bếp.

  • Chọn nồi và chảo có đáy phẳng và tránh sử dụng nồi nhôm hoặc có đinh để giúp phân phối nhiệt đồng đều và tăng hiệu quả nấu ăn.

  • Tránh sử dụng đồ kim loại không phù hợp, không phản ứng với từ trường, như nhôm hoặc thép không gỉ.

  • Không để vật dụng từ trường lạ gần bếp từ để tránh kích hoạt bếp từ một cách không mong muốn.

  • Sử dụng đèn báo và cảm biến trên bếp để nhận biết khi bề mặt còn nóng sau khi nấu.

  • Luôn tắt nguồn bếp từ sau khi nấu xong và đợi cho bề mặt nguội hoàn toàn trước khi lau chùi hoặc cất giữ.

  • Kiểm tra các bộ phận điện tử và hệ thống thông gió của bếp từ và thực hiện bảo trì theo hướng dẫn của nhà sản xuất.

  • Không sử dụng bếp từ khi nguồn điện không ổn định, tránh chập cháy, giảm tuổi thọ của thiết bị.

  • Điều chỉnh nhiệt độ theo từng món ăn và từng giai đoạn đun để đảm bảo dinh dưỡng cho từng món ăn.

Vệ sinh bếp từ sạch sẽ, tránh để thức ăn bám trên mặt bếp tránh bị cháy khét

Trên đây là nguyên nhân và cách khắc phục tình trạng bếp từ có mùi khét đơn giản, thực hiện tại nhà. Nếu có thắc mắc hay cần tư vấn hãy liên hệ đến Hotline: 1900232396 của Junger để được hỗ trợ nhanh nhất.

Chia sẻ: