• Máy rửa bátBếp điện từ đôi CEJ-202Nồi
  • BếpLò vi sóngHồng ngoạiMáy hút mùi

Bếp từ có bị giật không? Hướng dẫn sử dụng an toàn

Thứ bảy, 07/09/2024 11:05 (GMT+07)

Bếp từ có bị giật không và nguyên nhân nào khiến bếp từ bị rò điện là chủ đề mà Junger sẽ gửi đến bạn trong bài viết dưới đây. Xin mời bạn cùng tham khảo chi tiết để có giải đáp cho mình và trang bị thêm cách sử dụng bếp từ an toàn, đúng cách nhé.

 

Bếp từ có bị giật không? Hướng dẫn sử dụng an toàn

Tổng quan về bếp từ

1. Định nghĩa

Bếp từ hay bếp điện từ là một thiết bị đun nấu sử dụng điện năng. Khi được kết nối với nguồn điện và khởi động, dòng điện chạy qua cuộn dây đồng nằm dưới mặt kính của bếp, tạo ra từ trường trong phạm vi vài milimet trên bề mặt. Nhờ từ trường này, đáy nồi có tính nhiễm từ sẽ được làm nóng, giúp nấu chín thức ăn.

Điểm nổi bật của bếp từ là thiết kế thân thiện và khả năng đun nấu nhanh chóng, gấp 3-4 lần so với bếp truyền thống. Vì thế, người dùng có thể yên tâm sử dụng bếp mỗi ngày mà không lo ngại về việc gián đoạn nấu nướng do hết nhiên liệu như khi dùng bếp ga.

Bếp từ có hai loại chính: bếp từ đơn và bếp từ đôi, mỗi loại đáp ứng các nhu cầu khác nhau của người dùng.

Bếp từ đơn: có kích thước nhỏ gọn, công suất từ 1000 đến 2000W, phù hợp cho cá nhân hoặc gia đình nhỏ (dưới 3 người). Giá thành của bếp từ đơn rẻ hơn đáng kể so với bếp từ đôi, làm nó trở thành lựa chọn phổ biến.

Bếp từ đôi: có 2 vùng nấu với công suất từ 1400 đến 2000W mỗi vùng, cho phép nấu ăn nhanh và phục vụ lượng thức ăn lớn hơn, thích hợp cho gia đình từ 5 đến 6 người.

Bếp từ là thiết bị đun nấu sử dụng điện năng đang dần được thay thế cho bếp gas truyền thống nhờ hiệu suất cao, tiết kiệm nhiên liệu, an toàn

2. Cấu tạo của bếp từ

Bếp từ có nhiều kiểu dáng và màu sắc khác nhau, thường được thiết kế theo dạng hình vuông hoặc hình tròn với vẻ ngoài tinh tế, sang trọng. Các bộ phận chính của bếp từ bao gồm:

  • Bề mặt kính: Thường làm từ kính có khả năng chịu lực, chống trầy xước và chịu nhiệt tốt như Schott Ceran, Ceramic. Bộ phận này bảo vệ thân bếp và các linh kiện bên trong, đồng thời tăng tính thẩm mỹ cho gian bếp.

  • Bảng điều khiển: Nằm trên bề mặt bếp, bao gồm các nút bấm vật lý hoặc cảm ứng, giúp người dùng dễ dàng thao tác trong quá trình nấu nướng.

  • Mâm nhiệt (Cuộn Cảm): Là linh kiện quan trọng, chịu trách nhiệm sinh nhiệt, đảm bảo độ ổn định và an toàn cho bếp từ.

  • Quạt tản nhiệt: Có nhiệm vụ làm mát và giảm nhiệt độ của các linh kiện trong bếp, duy trì sự ổn định khi bếp hoạt động với công suất cao, bảo vệ các linh kiện bên trong.

  • Bo mạch điện tử: Cung cấp dòng điện có tần số cao cho cuộn cảm, đồng thời nhận lệnh từ bảng điều khiển, giúp bếp hoạt động hiệu quả.

3. Nguyên lý hoạt động của bếp từ

Bếp từ hoạt động dựa trên nguyên lý dòng điện Fuco, làm nóng trực tiếp nồi nấu. Khi cắm điện, mạch dao động LC tạo ra từ trường biến thiên trên bề mặt bếp. Khi có vật dẫn từ (như đáy nồi nhiễm từ) trên bề mặt, một dòng điện sẽ chạy bên trong nó, sinh nhiệt lớn.

Nhờ nguyên lý này, bếp từ có khả năng làm chín thức ăn qua nồi đun có đáy nhiễm từ như nhôm, inox,... Hiệu suất truyền nhiệt cao và ít thất thoát nhiệt, giúp rút ngắn thời gian nấu nướng đáng kể.

Bếp từ có bị điện giật hay không?

Bếp từ là thiết bị nấu ăn không gây điện giật, an toàn tuyệt đối trong việc nấu nướng. Lý do:

  • Khi hoạt động, dòng điện tạo ra nhiệt trực tiếp tại đáy nồi thông qua mặt kính cách điện, thường là kính cường lực hoặc gốm phủ. Mặt kính này cách điện hoàn toàn, đảm bảo an toàn ngay cả khi có nước tràn trên bếp.

  • Mặt kính bếp từ thường sử dụng là Schott Ceran, K+, hoặc Ceramic vừa chịu lực, chịu nhiệt tốt vừa đảm bảo cách điện.

  • Bếp từ có thân vỏ làm từ thép phủ sơn tĩnh điện, các linh kiện bên trong được cách điện và tách biệt với vỏ bếp, ngăn ngừa nguy cơ điện giật.

  • Vùng nấu từ chỉ sinh nhiệt khi có nồi nhiễm từ, tập trung nhiệt tại đáy nồi, giúp tiết kiệm năng lượng và thời gian nấu nướng.

  • Bếp từ được trang bị hệ thống chống quá tải nhiệt và điện áp, tự ngắt khi nhiệt độ hoặc điện áp vượt quá mức an toàn. Một số dòng bếp còn có hệ thống tiếp mát hoặc chống giật, giúp tăng cường độ an toàn.

  • Tính năng cảnh báo nhiệt dư giúp người dùng tránh chạm vào vùng nấu khi còn nóng, đảm bảo an toàn trong quá trình sử dụng.

Bếp từ không chỉ an toàn, không gây nguy cơ bị điện giật, mà còn rất tiện lợi và hiện đại. Với các tính năng bảo vệ tiên tiến và thiết kế sang trọng, bếp từ là sự lựa chọn hoàn hảo cho không gian bếp gia đình.

Sử dụng bếp từ không gây nguy cơ bị điện giật với thiết kế an toàn cùng nhiều tính năng tiện lợi

Trường hợp bếp từ bị rò điện phải làm sao?

Sử dụng bếp từ không chỉ đảm bảo an toàn mà còn giúp người dùng thuận tiện nấu nướng, tiết kiệm nhiên liệu. Tuy nhiên, nếu không dùng và bảo quản đúng cách có thể khiến bếp từ bị rò điện. Dưới đây là một số nguyên nhân và cách khắc phục tình trạng này:

1.  Mặt bếp từ bị nứt hoặc vỡ

Mặt bếp từ thường được làm từ các vật liệu cách điện như ceramic, kính chịu nhiệt, hoặc kính Schott, giúp đảm bảo an toàn khi sử dụng, ngăn ngừa nguy cơ điện giật hay bỏng tay. Tuy nhiên, khi mặt kính bị nứt hoặc vỡ, các vi mạch điện bên dưới sẽ bị lộ ra, gây hiện tượng rò điện. Và đặc biệt nguy hiểm khi sử dụng nồi kim loại, có thể dẫn đến điện giật.

Mặt bếp từ bị nứt hoặc vỡ gây ra nguy cơ bị rò điện, giật điện

Cách khắc phục:

  • Bạn cần ngừng sử dụng khi mặt kính bếp từ bị vỡ và thay mới mặt kính tại trung tâm bảo hành.

  • Nếu không thể thay mặt kính thì có thể mua một chiếc bếp từ mới để đảm bảo an toàn tuyệt đối.

  • Không nên đặt vật nặng lên bếp từ và cần cẩn thận khi di chuyển bếp để bảo vệ mặt kính.

2. Dây điện bị nứt, hở

Dây điện bếp từ được bảo vệ bởi lớp cách điện chắc chắn, nhưng sau thời gian dài sử dụng hoặc do các yếu tố bên ngoài như thời tiết khô nóng, hoặc bị chuột và côn trùng gặm cắn, lớp cách điện này có thể bị nứt hoặc hở, làm lộ dây dẫn điện bên trong.

Dây điện bếp từ bị nứt, hở do sử dụng trong thời gian dài hay côn trùng gặm cắn

Cách khắc phục:

  • Với các vết nứt nhỏ, bạn có thể sử dụng băng keo cách điện để quấn chặt xung quanh, đảm bảo nhiều lớp để ngăn chặn rò rỉ điện.

  • Nếu vết nứt lớn hoặc mở rộng, tốt nhất bạn nên thay dây dẫn điện mới để đảm bảo an toàn.

3. Thân bếp bị gỉ sét

Mặc dù thân bếp từ thường làm bằng nhựa, tuy nhiên một số chi tiết như ốc vít hoặc viền kim loại có lớp sơn tĩnh điện để tăng tính thẩm mỹ và đảm bảo an toàn. Khi cặn thức ăn, dầu mỡ và nước bám vào, có thể làm bong tróc lớp sơn tĩnh điện, dẫn đến gỉ sét, từ đó gây nguy cơ rò rỉ điện.

Cách khắc phục:

  • Sau khi sử dụng bếp từ, nên vệ sinh bếp sạch sẽ để tránh tích tụ cặn bẩn.

  • Nếu lớp sơn bị bong tróc và xuất hiện gỉ sét, tốt nhất là mang bếp đến trung tâm bảo hành để được sơn lại, tránh tác động trực tiếp vào các bộ phận này.

Cách sử dụng bếp từ an toàn, hiệu quả

1. Điều chỉnh nhiệt độ phù hợp

Bếp từ làm nóng nhanh hơn bếp gas, nên khi bắt đầu nấu, hãy sử dụng nhiệt độ thấp để tránh làm cháy xoong, chảo. Đặc biệt, không nên để nồi không trên bếp đang hoạt động, vì điều này có thể khiến bếp báo lỗi hoặc làm biến dạng nồi.

Điều chỉnh nhiệt độ phù hợp để nâng cao hiệu suất nấu nướng đảm bảo dinh dưỡng các món ăn

2. Vệ sinh bếp sau mỗi lần sử dụng

Vệ sinh bếp từ sau mỗi lần nấu giúp bếp luôn sạch sẽ và mới lâu, đồng thời đảm bảo độ bền và an toàn khi sử dụng.

3. Kiểm tra và bảo dưỡng bếp định kỳ

Hãy kiểm tra bếp từ và các bộ phận liên quan thường xuyên để phát hiện kịp thời những hư hỏng hoặc vấn đề tiềm ẩn. Việc bảo dưỡng định kỳ sẽ dễ dàng phát hiện các hư hỏng để kiểm tra và xử lý kịp thời giúp bếp hoạt động ổn định và kéo dài tuổi thọ.

Kiểm tra và bảo dưỡng bếp định kỳ để phát hiện các lỗi tiềm ẩn và xử lý kịp thời

4. Tránh đặt nồi quá nặng

Không nên đặt nồi quá nặng lên bếp từ để tránh làm hỏng mặt kính và gây áp lực quá lớn lên các linh kiện bên trong. Từ đó giúp đảm bảo bếp luôn an toàn và hoạt động hiệu quả.

5. Sử dụng đúng loại nồi, chảo

Chọn nồi, chảo bằng inox có đáy từ hoặc từ tính thay vì chảo nhôm, vì nhôm không phù hợp với bếp từ. Dụng cụ nấu bằng kim loại cũng nên có tay cầm cách nhiệt để tránh bị phỏng.

Như vậy, bài viết trên đã giải đáp chi tiết thắc mắc bếp từ có bị giật không và cách sử dụng bếp từ an toàn. Với thông tin mà Junger đã cung cấp trên, hy vọng sẽ giúp bạn có thêm kiến thức để nấu nướng với bếp từ đúng cách, hiệu quả.

Chia sẻ: